Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Khám phá một ngày làm việc của Điều dưỡng viên người Việt tại Nhật

Mức lương mơ ước, môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, cơ hội thăng tiến cao.. Đó là những gì chúng ta biết về công việc của Điều dưỡng viên tại Nhật qua Báo đài, phương tiện truyền thông.

Công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên là gi?
Công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên là gi?

Còn sự thật có đúng như vậy không, sau đây hãy cũng khám phá một ngày làm việc của Điều dưỡng viên tại Nhật như thế nào nhé!

Những năm gần đây xu hướng xuất khẩu Điều dưỡng viên sang Nhật được nhiều Quốc gia áp dụng, đặc biệt là tại Việt Nam mỗi năm luôn có hàng ngàn người sang Nhật làm việc theo diện Điều dưỡng viên.

Để tìm hiểu một ngày của các bạn Cử nhân Điều dưỡng khi qua đây làm việc, chúng tôi đã theo chân bạn Mai Anh – một Điều dưỡng viên hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản cũng là cựu sinh viên lớp Cao đẳng Điều dưỡng của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Công việc của Điều dưỡng viên tại Nhật gồm những gì?

Mai Anh cho biết tại Nhật thời gian làm việc của Điều dưỡng viên được chia thành nhiều ca, công việc ở mỗi ca sẽ khác nhau đôi chút. Tuy nhiên, theo lịch sinh hoạt thì nhiệm vụ của Điều dưỡng viên ở Nhật sẽ gồm những đầu việc chính dưới đây:

  1. Cho người bệnh/người già ăn.

Mai Anh thường bắt đầu một ngày ở bệnh viện vào sáng sớm từ 7h30. Cô chia sẻ thông thường người già sẽ ăn 3 bữa chính và 1 bữa phụ: bữa sáng (khoảng 7h30), bữa trưa (khoảng 11h30), bữa phụ (khoảng 14h30 chiều), bữa tối (khoảng 17h30).

Nhiệm vụ của Điều dưỡng viên là rót trà, đọc thực đơn, phát tạp dề, mang cơm và đưa thức ăn cho người bệnh/ người già.

Trong quá trình ăn uống, Điều dưỡng viên phải quan sát, trông coi và hỗ trợ, bón thức ăn cho người bệnh (nếu cần). Sau khi ăn cơm xong, Điều dưỡng viên ghi lại lượng đồ ăn đã ăn vào sổ, phát thuốc, chuẩn bi bàn chải và kem đánh răng để người bệnh vệ sinh răng miệng ngay tại bàn.

  1. Chăm sóc sinh hoạt thường ngày cho người già/người bệnh.

Bao gồm hỗ trợ người bệnh đi vệ sinh, thay đồ và tắm rửa. Nhìn chung công việc này khác vất vả vì người Việt mình có thể trạng và cân nặng nhẹ hơn người Nhật nên chưa quen sẽ hơi lúng túng, lóng ngóng. Khi đã làm lâu sử dụng máy móc thiết bị quen và phối hợp nhịp nhàng sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Khó khăn nào của Điều dưỡng viên mới ra trường?
Khó khăn nào của Điều dưỡng viên mới ra trường?
  1. Chăm sóc theo dõi tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Mai Anh cũng cho biết thêm trong lúc chăm sóc bệnh nhân, người Điều dưỡng viên còn kiêm thêm nhiệm vụ theo dõi kiểm tra tình trạng sức khoẻ người bệnh. Ghi chép lại trong sổ theo dõi và báo cáo cho bác sĩ nếu phát hiện dấu hiệu bất thường.

Đặc biệt, việc ghi chép hồ sơ bệnh án của từng bệnh nhân phải được Điều dưỡng viên thực hiện tuần tự, theo đúng các nguyên tắc sau:

  • Hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép rõ ràng
  • Tiêu đề trong hồ sơ phải chính xác và đầy đủ
  • Không dùng ký hiệu hay chữ viết tắt do Điều dưỡng tự nghĩ ra
  • Ghi chép việc chăm sóc điều trị và sao chép lại chỉ định trong hồ sơ người bệnh phải tuyệt đối cẩn thận.
  • Kết quả và thông số theo dõi cần phải ghi đúng vào mẫu giấy tờ cần thiết

Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng bệnh viện mà sẽ có thêm các nội quy và quy tắc riêng yêu cầu bất cứ Điều dưỡng viên nào cũng phải tuân thủ.

  1. Tập thể dục và trò chuyện cùng người bệnh.

Đặc biệt, ở Nhật người bệnh sẽ có một khoảng thời gian nhất định trong ngày để giao lưu, nói chuyện và tập thể dục. Khi đó, Điều dưỡng viên sẽ là người hỗ trợ, hướng dẫn tập thể dục, trò chuyện với người bệnh giúp tâm trạng họ thoải mái và giảm bớt nỗi đau do bệnh tật. Đây cũng là công việc mà Mai Anh thích nhất trong một ngày làm việc của mình.

Cô cho biết, do trước đây khi còn đi học ở Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur được các Thầy cô đào tạo kỹ lưỡng kỹ năng tư vấn và chăm sóc người bệnh, nên cô không ngại khi phải trò chuyện với bệnh nhân hàng giờ đồng hồ. Mai Anh còn cho hay nhờ trò chuyện thường xuyên mà nhiều bệnh nhân đã cởi mở hơn, trải lòng nhiều hơn, bản thân cô cũng nâng cao được khả năng tiếng Nhật của mình lên rất nhiều.

  1. Cho người bệnh đi ngủ.

Công việc này thường diễn ra sau khi vệ sinh, thay đồ cho bệnh nhân. Lúc này Điều dưỡng viên sẽ đưa người bệnh về phòng thay bộ đồ ngủ cho họ, ngâm dung dịch răng giả cho người già và chuẩn bị bồn cầu di dộng (với những bệnh nhân không sử dụng được bồn cầu thường) trước khi giao ca cho Điều dưỡng viên ca sau.

Điều dưỡng viên là nghề làm dâu trăm họ
Điều dưỡng viên là nghề làm dâu trăm họ
  1. Một số công việc của ngành điều dưỡng khác.

Bên cạnh những công việc chính trên, mỗi ngày Mai Anh còn đảm nhận một số công việc khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu của Bác sĩ. Điển hình như:

  • Vận chuyển người già, người bệnh
  • Vận chuyển kết quả xét nghiệm, mẫu bệnh phẩm, đơn phiếu
  • Vệ sinh phòng bệnh, dụng cụ Y tế, tiêu độc, dọn dẹp

Nói về mức lương của Điều dưỡng viên tại Nhật, Mai Anh bộc bạch: “Thực ra mức lương của Điều dưỡng viên ở đây chênh lệch nhau tương đối, phụ thuộc vào trình độ năng lực, vị trí đảm nhận, đặc thù công việc và môi trường làm việc nữa. Như mình làm ở bệnh viện thì trung bình từ 150.000 yên – 170.000 yên/tháng, tương đương khoảng 31.000.000 – 35.00.000 vnđ/tháng”

Hy vọng rằng với những thông tin chia sẻ trên đây, nhiều bạn cử nhân Điều dưỡng đang có ý định sang Nhật làm việc sẽ thấu hiểu hơn thực tế công việc Điều dưỡng viên tại Nhật như thế nào.

Cuối cùng chúc các bạn tự tin, vững tâm theo đuổi con đường mình đã chọn.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top