Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Bệnh Basedow là bệnh gì, các triệu chứng của bệnh Basedow?

Bệnh Basedow làm cho tuyến giáp sản xuất hormone vượt quá mức cần thiết, dẫn đến tình trạng nhiều chức năng của cơ thể hoạt động quá mức. Cùng tìm hiểu bệnh Basedow là bệnh gì, các triệu chứng của bệnh Basedow?

1. Bệnh Basedow là bệnh gì?

Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: 

Bệnh Basedow, còn được biết đến với các tên gọi như Graves, Parry, bướu giáp độc lan tỏa hay bệnh cường giáp tự miễn, là một rối loạn tự miễn dịch có khả năng gây cường giáp. Bệnh này đang trở thành một trong những căn bệnh nội tiết phổ biến nhất hiện nay. Biểu hiện chính của bệnh là sự phát triển của bướu giáp lan tỏa và triệu chứng lồi mắt, thường thấy nhiều nhất ở phụ nữ. Nếu không được chữa trị đúng lúc, bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và trong một số trường hợp có thể gây tử vong.

Bệnh Basedow gây ra sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào tuyến giáp, khiến nó sản xuất ra nhiều hormone tuyến giáp hơn mức cơ thể cần. Kết quả là nhiều chức năng của cơ thể hoạt động quá mức.

Nếu không trị kịp thời, bệnh Basedow có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong
Nếu không trị kịp thời, bệnh Basedow có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong

2. Các triệu chứng của bệnh Basedow là gì?

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cô Thanh Nga nói về triệu chứng của bệnh Basedow được phân loại thành hai hội chứng, bao gồm biểu hiện tại và ngoài tuyến giáp.

2.1. Biểu hiện tại tuyến giáp gồm:

Bướu giáp: Bệnh nhân thường có bướu giáp lớn, thường lan tỏa, đều đặn, mềm mại, có thể đàn hồi hoặc một chút cứng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bướu có thể chèn ép các cơ quan xung quanh vùng cổ. Một số bệnh nhân có thể có các biểu hiện như ửng đỏ, tăng tiết mồ hôi. Tuy nhiên, một tỉ lệ nhỏ bệnh nhân không phát triển bướu giáp lớn (liên quan đến kháng thể).

– Tim mạch: Cảm thấy hồi hộp, nhịp tim nhanh, loạn nhịp, khó thở khi gắng sức và khi nghỉ ngơi. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể gây suy tim, loạn nhịp tim, phù phổi, phù ở cả hai chi dưới.

– Thần kinh cơ: Có triệu chứng run rẩy ở hai bàn tay kèm theo yếu cơ. Bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, dễ cáu gắt, bực bội, hay lo lắng, không tập trung, mất ngủ.

– Tăng chuyển hóa: Cảm thấy nóng, nhạy cảm với nhiệt, tăng tiết mồ hôi, da ấm ẩm.

– Tiêu hóa: Đi tiêu thường xuyên, ăn nhiều nhưng vẫn giảm cân, tiêu chảy, buồn nôn.

– Ở nam giới: Rối loạn cương dương hoặc giảm ham muốn tình dục, chứng vú to.

– Tiết niệu sinh dục: Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, vô sinh.

– Rối loạn chuyển hóa canxi: Gây tăng canxi máu hoặc loãng xương ở người lớn tuổi sau mãn kinh, có thể dẫn đến biến chứng như xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên và viêm quanh các khớp.

2.2. Biểu hiện ngoài tuyến giáp gồm:

– Về mắt: Khoảng 30% người mắc bệnh Basedow có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh mắt Basedow. Đây là tình trạng viêm và các biến đổi khác do hệ thống miễn dịch ảnh hưởng đến cơ và các mô xung quanh mắt. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

Lồi mắt là biểu hiện ngoài tuyến giáp phổ biến nhất của bệnh Basedow
Lồi mắt là biểu hiện ngoài tuyến giáp phổ biến nhất của bệnh Basedow
  • Mắt lồi
  • Cảm giác cộm trong mắt, khó chịu
  • Mí mắt sưng húp hoặc co lại
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mắt đỏ hoặc bị viêm
  • Mờ mắt hoặc giảm thị lực

– Về da: Một biểu hiện hiếm của bệnh Basedow là bệnh da Basedow, có thể làm da đỏ và dày lên, thường xuất hiện ở cẳng chân hoặc mu bàn chân. Hầu hết các trường hợp đều nhẹ và không gây đau.

– Các biểu hiện khác bao gồm:

  • Phù niêm: Phần trăm bị ảnh hưởng thường là 2-3%. Thường xuất hiện ở mặt trước cẳng chân và dưới đầu gối. Da vùng này dày lên, có ranh giới rõ ràng và có tính đối xứng. Màu da thường là hồng, bóng, lỗ chân lông trở nên nổi rõ. Đồng thời, lông mọc thưa và đứng lên, tiết nhiều mồ hôi. Ở một số trường hợp, tổn thương có thể lan tỏa từ chi dưới lên đến bàn chân.
  • Sưng to đầu ngón tay và ngón chân: Các đầu ngón tay và ngón chân bị biến dạng, sưng to, thậm chí có thể dẫn đến việc tiêu mòn móng.
  • Hơn nữa, cũng có thể phát hiện các dấu hiệu bệnh lý khác như suy thượng thận vỏ, tiểu đường, hoặc suy giảm chức năng cơ.

Nhóm người nào dễ mắc bệnh Basedow?

  • Phụ nữ và những người trên 30 tuổi thường xuyên gặp bệnh Basedow.
  • Có tiền sử gia đình về bệnh Basedow hoặc bệnh Hashimo.
  • Có các rối loạn tự miễn dịch khác như bệnh bạch biến (làm cho một số vùng da mất màu), viêm dạ dày tự miễn, bệnh tiểu đường loại 1, hoặc viêm khớp dạng thấp.
  • Sử dụng các sản phẩm chứa nicotin.

Nguồn: Tin Y tế –  trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top