Yến mạch là thực phẩm dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và phù hợp với nhiều người. Vì vậy, nó được dùng trong nhiều món ăn. Hãy cùng tìm hiểu công dụng và cách sử dụng yến mạch hiệu quả trong bài viết này!
- Yến mạch ăn sống được không? Cách chế biến đơn giản.
- Sự khác biệt giữa dược phẩm và thực phẩm chức năng là gì?
- Hormone hạnh phúc ảnh hưởng thế nào đến cơ thể và cách tăng cường ra sao?
1. Lợi ích của yến mạch đối với sức khỏe
Yến mạch (hay còn gọi là oats) là loại ngũ cốc có màu trắng ngả vàng nhẹ, với hương vị thơm ngon và béo ngậy, phù hợp với mọi lứa tuổi. Hãy cùng ban cố vấn truyền thông giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thông tin cụ thể như sau:
– Một số loại yến mạch phổ biến như:
Yến mạch nguyên hạt: Loại yến mạch này chưa qua chế biến và giữ nguyên lớp vỏ ngoài;
Yến mạch cán mỏng: Yến mạch đã được hấp chín và cán mỏng để rút ngắn thời gian nấu;
Yến mạch cắt nhỏ: Đây là sản phẩm yến mạch nguyên hạt sau khi được cắt nhỏ;
Yến mạch bột: Là yến mạch nguyên hạt được xay mịn thành bột.
– Yến mạch mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe:
Giảm cholesterol và bảo vệ tim mạch: Yến mạch chứa nhiều beta-glucan, một loại chất xơ hòa tan giúp giảm cholesterol “xấu” (LDL) hiệu quả;
Kiểm soát đường huyết: Yến mạch làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, rất có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường;
Hỗ trợ tiêu hóa: Lượng chất xơ phong phú trong yến mạch giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón;
Hỗ trợ giảm cân: Sử dụng yến mạch trong bữa ăn giúp bạn cảm thấy no lâu, từ đó hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả;
Ngăn ngừa thiếu máu: Yến mạch cung cấp một nguồn sắt phong phú, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt;
Tốt cho hệ thần kinh: Với lượng vitamin nhóm B dồi dào, yến mạch hỗ trợ hệ thần kinh và cải thiện trí nhớ.
2. Cách sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe
Dưới đây chuyên gia, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết một số cách chế biến yến mạch phổ biến, vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe:
– Sữa chua yến mạch và hoa quả
Yến mạch kết hợp với sữa chua là một món ăn sáng quen thuộc, vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng.
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị một hộp sữa chua và một lượng yến mạch tùy ý (nên chọn loại đã được làm chín).
Bước 2: Rửa sạch các loại trái cây yêu thích và cắt thành miếng nhỏ.
Bước 3: Trộn đều yến mạch, sữa chua và trái cây đã cắt nhỏ với nhau và thưởng thức.
– Sữa yến mạch
Cách làm:
Bước 1: Lấy khoảng 200g yến mạch nguyên hạt và ngâm trong nước lạnh 2-3 giờ.
Bước 2: Sau khi ngâm, rửa sạch yến mạch, xay cùng với 500ml nước ấm cho đến khi thành hỗn hợp mịn (yến mạch cần được nấu chín trước khi xay).
Bước 3: Lọc bỏ phần bã và sử dụng phần sữa yến mạch nguyên chất.
– Cháo yến mạch
Cháo yến mạch là món ăn dễ làm, bổ dưỡng và có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để tăng giá trị dinh dưỡng.
Cách làm:
Bước 1: Nguyên liệu cần có 70g bột yến mạch, 100g thịt bò (hoặc tôm), cà rốt (hoặc rau củ tùy thích), hành lá và gia vị. Tất cả nguyên liệu cần được làm sạch và cắt miếng vừa ăn.
Bước 2: Cho bột yến mạch vào nồi nước sôi, khuấy đều và đun thêm khoảng 10 phút cho cháo sôi.
Bước 3: Trong một nồi khác, phi hành cho thơm, sau đó cho cà rốt và thịt bò (hoặc tôm) vào nấu chín.
Bước 4: Khi nguyên liệu đã chín, cho vào nồi yến mạch, nêm gia vị vừa ăn và đun thêm 5 phút rồi tắt bếp.
Những công thức chế biến từ yến mạch trên đều đơn giản, dễ làm và đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nhiều món khác như bánh mì, sinh tố… để thay đổi khẩu vị.
3. Những điều cần lưu ý khi sử dụng yến mạch
Để tận dụng tối đa các lợi ích và tránh những tác dụng không mong muốn khi sử dụng yến mạch, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau.
– Chọn loại yến mạch phù hợp:
Nên chọn yến mạch nguyên hạt hoặc yến mạch cán mỏng vì chúng ít qua chế biến và giữ lại nhiều dưỡng chất. Hạn chế sử dụng yến mạch ăn liền vì loại này thường chứa nhiều đường và phụ gia không tốt cho sức khỏe.
– Cách chế biến:
- Nấu kỹ yến mạch trước khi ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không nên dùng quá nhiều gia vị khi chế biến yến mạch.
- Kết hợp yến mạch với trái cây, rau xanh và các loại hạt để tăng cường giá trị dinh dưỡng.
– Đối tượng không nên ăn yến mạch:
Những người có hệ tiêu hóa yếu, thường xuyên gặp các vấn đề về tiêu hóa không nên sử dụng yến mạch. Do loại thực phẩm này cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn các món ăn khác. Khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề, việc tiêu thụ yến mạch có thể làm tăng sự khó chịu và ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dưỡng chất, từ đó làm trầm trọng thêm tình trạng khó tiêu.
Với những cách sử dụng yến mạch và các món kết hợp được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm thông tin hữu ích để áp dụng vào thực đơn hàng ngày.
Nguồn: Tin Y tế – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur