Việc nắm rõ các biện pháp phòng chống đột quỵ từ sớm sẽ giúp mỗi cá nhân chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và người thân. Dưới đây là những cách phòng ngừa hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Các nguyên nhân dẫn đến đột quỵ
Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết các nguyên nhân gây đột quỵ:
– Huyết áp cao Huyết áp cao tăng áp lực trong các mạch máu, gây tổn thương và cục máu đông có thể tạo thành và khiến não bị tắc nghẽn, gây đột quỵ.
– Bệnh tim mạch Bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh rung nhĩ, tăng nguy cơ cục máu đông ở tim và nếu di chuyển lên não, có thể dẫn đến đột quỵ.
– Bệnh tiểu đường gây tổn thương mạch máu và dây thần kinh, dẫn đến hẹp mạch máu, xơ vữa động mạch và tạo điều kiện cho hình thành các cục máu đông, gây ra đột quỵ.
– Hút thuốc lá chứa nicotin và các hóa chất độc hại, làm đặc máu, tăng huyết áp và tổn thương mạch máu, có thể dẫn đến đột quỵ. Khi hít phải khói thuốc lá lâu dài, nguy cơ giảm oxy trong máu và áp lực lên mạch máu và tim cũng tăng cao.
– Ăn uống giàu chất béo bão hòa, muối và cholesterol, và tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu đường có thể tăng nguy cơ đột quỵ.
– Ít vận động là có thể là yếu tố gây nên các bệnh lý trong đó có bao gồm đột quỵ, do gây huyết áp cao, thừa cân, cholesterol cao và các vấn đề sức khỏe khác.
– Rối loạn lipid máu Rối loạn này tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và tạo điều kiện cho các cục máu đông hình thành, gây ra đột quỵ.
– Các yếu tố khác
- Di truyền: Người có người thân trong gia đình bị đột quỵ có nguy cơ cao hơn.
- Tuổi tác: Người già, đặc biệt là trên 55 tuổi, có nguy cơ cao hơn.
- Giới tính: Nam giới có nguy cơ cao hơn trong khi tỷ lệ tử vong do đột quỵ lại cao hơn ở nữ giới.
Các biện pháp phòng chống đột quỵ hiệu quả
Chia sẻ với sinh viên Cao đẳng Y dược TPHCM cô Thanh Nga, giảng viên tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm các biện pháp phòng chống đột quỵ hiệu quả:
2.1. Duy trì huyết áp ổn định
Huyết áp cao là một nguyên nhân chính gây đột quỵ. Để ngăn ngừa hiệu quả, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Đo huyết áp thường xuyên bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc đến bác sĩ để kiểm tra định kỳ.
- Hạn chế ăn thức ăn mặn và các sản phẩm thức ăn đã chế biến sẵn.
- Tập thể dục hằng ngày ít nhất 30 phút với các hoạt động như đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Nếu có chỉ định sử dụng thuốc để điều trị huyết áp cao, hãy tuân thủ đúng hướng dẫn từ bác sĩ.
2.2. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể tăng nguy cơ đột quỵ. Để ngăn ngừa điều này, người bệnh cần:
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh để giảm nguy cơ tăng đường huyết.
- Thực hiện thường xuyên các hoạt động thể dục.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc uống thuốc và tiêm insulin
2.3. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống đột quỵ. Để giảm thiểu xảy ra các nguy cơ này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Tăng cường việc tiêu thụ trái cây và rau xanh để cung cấp nguồn chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
- Giảm ăn các loại đồ ăn nhanh, đồ chiên xào,… bởi vì chúng có chứa chất béo bão hòa và cholesterol.
- Thêm vào chế độ ăn uống nguồn omega-3 từ cá hồi, cá ngừ, hạt chia,… để giảm viêm và bảo vệ tim mạch.
2.4. Kiểm soát cholesterol
Cholesterol cao có thể dẫn đến cục máu đông. Để ổn định cholesterol và tránh nguy cơ đột quỵ:
- Theo dõi mức cholesterol thường xuyên và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.
- Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa và chất béo trans.
- Người có chỉ định sử dụng thuốc kiểm soát cholesterol cần tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ.
2.5. Phương pháp khác
- Ngừng hút thuốc lá để giảm nguy cơ tổn thương mạch máu và tăng huyết áp.
- Điều chỉnh cân nặng bằng chế độ ăn ít calo, giàu rau xanh và trái cây; kết hợp với thể dục đều đặn để đốt cháy calo dư thừa và duy trì cân nặng ổn định.
- Hạn chế uống rượu và thay thế bằng nước trái cây và nước lọc.
- Thực hiện các hoạt động vận động thường xuyên 30 phút mỗi ngày với các bài tập thích hợp.
Nếu bạn có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ, hãy cần đến sự giúp đỡ y tế ngay lập tức:
- Mặt bị méo hoặc tê liệt một bên cơ thể.
- Khó nói chuyện, mất khả năng nói hoặc không hiểu lời nói của người khác.
- Mắt mở nhưng không nhìn thấy.
- Cảm giác mất thăng bằng, chóng mặt, khó đi lại.
Việc thực hiện các biện pháp phòng chống đột quỵ được trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật cần được duy trì liên tục và kiên trì để đạt hiệu quả tích cực. Bắt đầu từ hôm nay là bước đầu tiên quan trọng để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống trước các nguy cơ từ đột quỵ.