Theo đó, Bộ GD&ĐT sẽ trình Chính phủ xem xét giảm độ khó của đề thi THPT quốc gia năm nay cũng như một số môn thi để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trước những ảnh hưởng của dịch bệnh.
- Bộ GD&ĐT chính thức trình 2 phương án cho kỳ thi THPT quốc gia năm nay
- Đi học trở lại học sinh phải làm 39 bài kiểm tra trong vòng 1 tháng
- Không thi THPT quốc gia 2020 sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy
Sẽ xem xét giảm một số môn thi THPT quốc gia 2020
Cụ thể, ngày 15.04 Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ 2 phương án về kỳ thi THPT quốc gia, trong đó nếu học sinh không thể đến trường sau ngày 15.06 thì sẽ không tổ chức thi THPT quốc gia mà chuyển về cho địa phương xét và công nhận tốt nghiệp. Trong trường hợp học sinh quay trở lại hoàn thành chương trình học kỳ II trước ngày 15.06 thì Bộ GD&ĐT sẽ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia như thường lệ.
Chủ trương của Bộ về kỳ thi năm nay đó là tổ chức thi vẫn là số 1. Trong trường hợp dịch bệnh kéo dài bất khả kháng không thể tổ chức được thì mới tính đến những phương án khác. Ông Nguyễn Việt Hùng Phó Chánh văn phòng, Bộ GD&ĐT cho biết. Trước mắt theo ông Hùng với nội dung đã tinh giản đã công bố, cùng với đó là thời gian ấn định hoàn thành chương trình học kỳ II là trước ngày 15/7. Khung thời gian này đã được Bộ tính toán kỹ và cũng đã cân nhắc đến các yếu tố dịch tễ.
Cũng theo,Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định nếu tổ chức thi thì phương thức cơ bản vẫn giữ nguyên nhưng xem xét giảm số môn thi phù hợp. Đề thi tham khảo vừa công bố cũng đã điều chỉnh, theo hướng sẽ giảm nhẹ thêm yêu cầu với học sinh. Trước đó nhiều chuyên gia giáo dục cũng kiến nghị vẫn nên tổ chức kỳ thi THPT quốc gia nếu có thể thay vì xét. Nhiều hệ lụy từ kỳ thi THPT không được tổ chức trong đó có gian lận hay ảnh hưởng đến việc tuyển sinh của nhiều trường Đại học trên cả nước. TS Lương Tâm Uyên – Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y dược Pasteur nhấn mạnh.
Học sinh thi THPT quốc gia năm 2019
Cũng đồng quan điểm với bà Uyên, cô Phạm Thị Thanh Trà – Cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng tại Hà Nội chia sẻ, hiện nay các em học sinh lớp 12 đã chuẩn bị tâm lý cho việc học để thi. Thậm chí nhiều em đã lựa chọn tổ hợp, khối thi, môn xét tuyển từ những năm lớp 10, lớp 11, nếu bây giờ bảo bỏ thi điều này đồng nghĩa với việc các em hụt hẫng. Chưa tính đến chuyện còn chương trình học kỳ II của năm 12 ngay từ bây giờ sẽ chỉ học đối phó.
Trước đó thì thầy giáo Trần Mạnh Tùng, trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cũng đã đưa ra 8 lý do cho rằng không thể bỏ kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Ông nêu ra những khó khăn mà các Sở chắc chắn sẽ vấp phải khi không thi THPT quốc gia cũng như các trường Đại học mùa tới sẽ tuyển sinh vào kỳ thi riêng mà người chịu thiệt thòi sẽ là học sinh năm nay.
Theo thầy Tùng trước mắt thì vẫn sẽ tổ chức thi THPT quốc gia kể cả học sinh có quay trở lại trường sau ngày 15.06 thì cũng nên tổ chức thi. Thay vào việc bỏ thi thì Bộ nên biên soạn lại đề thi trong đó bỏ các câu liên quan đến chương trình học kỳ II lớp 12. Hoặc có thể giảm độ khó cũng như môn thi của kỳ thi năm nay.
Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp.