Rất khó để có thể trả lời dịch bệnh do virus Corona từ Vũ Hán – Trung Quốc bao giờ mới có thể dập tắt nếu người dân không tuân thủ đúng khuyến cáo Bộ Y tế đưa ra.
- Virus corona có thể bắn xa 3m khi người bệnh hắt hơi
- Nóng: Bé gái 1 tháng tuổi bị nhiễm virus Corona
- 13 người Đài Loan nhiễm cúm H1N1 tử vong trong một tuần
Virus C.o.r.o.n.a còn có thể phát triển mạnh nếu người dân không có ý thức phòng bệnh
Theo nguồn tin Y tế, tính đến ngày 1.2, đã có gần 12.000 người nhiễm vi rút Corona mới tại Trung Quốc. Giới chuyên gia dự báo rằng 39.000 người trong số 30 triệu dân sống tại khu vực Vũ Hán có thể sẽ nhiễm bệnh. Chuyên gia vi rút học Ian Mackay tại Đại học Queensland (Úc) nói đợt dịch ở Trung Quốc đã vượt ngoài tầm kiểm soát và đang lây lan quá xa, quá nhanh để có thể kiềm chế. Trong trường hợp khả quan nhất, số người bị nhiễm sẽ ít hơn nhờ các biện pháp kiểm soát dịch nhưng còn quá sớm để nói việc cách ly người bệnh, sử dụng khẩu trang sẽ hiệu quả nhưng không thể phòng ngừa được 100% khả năng lây nhiễm bệnh. Thời gian ủ bệnh của vi rút Corona mới có thể lên đến 14 ngày và lâu hơn hầu hết các biện pháp phòng ngừa đang được triển khai.
Theo các bác sĩ tư vấn, các chuyên gia cho rằng nếu nỗ lực ngăn chặn vi rút Corona mới thất bại thì có nguy cơ cao vi rút này sẽ trở thành bệnh thường xuất hiện trở lại, như bệnh thủy đậu hay bệnh cúm tại một số nước. Nếu vi rút có thể bị lan truyền từ người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng, việc kiểm soát sẽ trở nên khó khăn hơn. Chuyên gia Mackay cho rằng có khả năng vi rút Corona sẽ còn tồn tại trong cộng đồng trong thời gian dài vì cho đến nay đã xuất hiện nhiều trường hợp nhiễm bệnh mà không hề có triệu chứng. Do đó, khi thấy có triệu chứng bất thường từ cơ thể thì bệnh nhân cần sớm đến các trung tâm y tế để thăm khám và làm các thủ tục xét nghiệm.
Virus C.o.r.o.n.a còn có thể trở nên nguy hiểm hơn thời điểm hiện tại hay không?
Virus C.o.r.o.n.a còn có thể trở nên nguy hiểm hơn thời điểm hiện tại hay không?
Theo nghiên cứu, vi rút nCoV mới lây lan, chúng có thể đột biến để phát tán nhanh hơn hoặc dễ gây bệnh hơn cho người trẻ. Hiện tại, vi rút đã gây nhiễm bệnh và tử vong cho nhiều người, chủ yếu là người lớn tuổi và có bệnh nền. Theo đó, một người 36 tuổi ở Vũ Hán chưa có tiền sử bệnh được cho là nạn nhân trẻ nhất tính đến nay. Theo đó, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Kristian Andersen tại Viện nghiên cứu Scripps (Mỹ) cho biết không lo ngại về việc vi rút trở nên nguy hiểm hơn. Ông nói vi rút liên tục đột biến trong vòng đời nhưng những biến đổi đó thường không khiến nó nguy hiểm hay khiến bệnh tình trầm trọng hơn. “Tôi chưa thấy điều đó xảy ra trong các đợt dịch bệnh trước đây”, ông Andersen nói.
Mặt khác, chuyên gia này cũng cho biết trong trường hợp vi rút nhảy từ động vật chủ sang một loài khác, có thể sẽ có những yếu tố phát sinh để cải thiện khả năng sinh tồn của nó trên vật chủ mới. Tuy nhiên, điều này hiếm khi gây ảnh hưởng đối với những bệnh trên cơ thể người hoặc khả năng truyền nhiễm của vi rút. Theo ông Andersen, hầu hết đột biến đều khiến vi rút yếu đi hoặc không gây ảnh hưởng nào khác.
Vi rút nCoV hiện nay vẫn có diễn biến vô cùng phức tạp, để lại hậu quả khiến rất nhiều người tử vong và lây nhiễm cho cộng đồng, vì thế các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo mỗi cá nhân cần có ý thức phòng dịch và bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như cả cộng đồng.
Nguồn: tổng hợp – caodangyduocpasteur.com.vn