Đài Loan (Trung Quốc) có thể phải chống chọi với đại dịch lớn hơn dịch nCoV từ virus cúm H1N1 khi đã có 13 ca tử vong trong một tuần.
- “Đeo khẩu trang cho bạn cảm giác an toàn giả tạo” trước chủng virus corona mới
- 1.500 binh sĩ Singapore đóng gói 5,2 triệu khẩu trang phát miễn phí cho dân chống virus corona
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: “Rút giấy phép ngay lập tức hiệu thuốc tăng giá bán khẩu trang”
Trong bối cảnh thế giới đang bùng phát dịch nCoV, cúm H1N1 tại Trung Quốc như một “quả mìn” đánh thẳng vào nền y tế, xã hội, kinh tế của đất nước này.
Theo tờ Taiwan News, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đài Loan (CDC) cho biết đã có 116.705 người nhập viện điều trị y tế cho các triệu chứng giống cúm tại các bệnh viện trên cả nước trong một tuần qua. Trong số đó có 61 trường hợp mắc cúm H1N1 đã được xác nhận.
“Virus cúm H1N1, hay còn gọi là virus cúm heo, là nguồn lây nhiễm cúm chính trong cộng đồng dân cư ở Đài Loan, Trung Quốc, chiếm tổng số 84,5%. Tuy nhiên, phải mất thêm một tuần nữa để xác định liệu dịch cúm này có bùng phát hay không”, Phó tổng giám đốc CDC, Ông Chuang Jen-hsiang cho hay.
Theo ông Lin Yung-ching, bác sĩ của CDC, 13 người từ 47-97 tuổi đã tử vong vì cúm H1N1, trong đó có cụ bà trên 80 tuổi bị ung thư và viêm phổi mạn tính.
Ông Lin cho biết thêm cụ bà này bị sốt vào cuối tháng 12, 4 ngày sau bị khó thở cấp tính, cuối cùng tử vong vì viêm phổi và suy hô hấp khi được đưa đến bệnh viện. Đây cũng là người duy nhất được tiêm vắc xin ngừa cúm trong số 13 người chết vì virus H1N1.
Phòng tránh cúm H1N1 theo khuyến cáo của Bộ Y tế
Cúm H1N1 là bệnh rất dễ lây lan với tốc độ nhanh. Vì thế, bản thân mỗi người cần tuân thủ một số biện pháp cơ bản phòng tránh sau:
- Đeo khẩu trang giấy y tế để bảo vệ bản thân, tránh lây bệnh theo đường giọt bắn khi đi ra ngoài và tại nơi có nguy cơ.
- Đeo khẩu trang y tế để phòng cúm
- Đeo khẩu trang khi bị cúm H1N1
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng có tính chất diệt khuẩn sau khi đi ra ngoài về, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Khi hắt hơi, ho cần dùng khuỷu tay che miệng, mũi, tránh dịch tiết bắn ra xung quanh nhiều.
- Đảm bảo vệ sinh, thông thoáng gió tại trường học, nhà ở. Vệ sinh bề mặt, lau chùi, bàn ghế, mặt tủ, tay nắm cửa … thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Theo dõi sát sức khỏe của bản thân và gia đình, nếu có biểu hiện sốt, ho, đau họng … trong đợt dịch, cần đi khám ngay tại cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh và cách ly. Đeo khẩu trang giấy để tránh lây lan.
- Đối tượng rất dễ mắc bệnh là trẻ em, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mãn tính, người già … cần tránh tiếp xúc với những người bị bệnh và những người nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách ly, tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh.
- Cách tốt nhất để phòng tránh cúm là tiêm vaccine chủng ngừa cúm mỗi năm.
- Không tự ý sử dụng thuốc khi nghi ngờ bị, đặc biệt là thuốc kháng virus. Hãy đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được làm xét nghiệm và chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Các gia đình nên đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch, đủ mũi, tiêm nhắc lại để chủ động phòng tránh bệnh dịch.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn