Nhu cầu sử dụng dược liệu làm thuốc từ dược liệu ở Việt Nam và thế giới đang ngày càng tăng và người dùng cũng ngày càng hướng mạnh theo y học cổ truyền.
- Người khỏi Covid-19 cần làm gì để cải thiện chức năng phổi?
- Lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Aspirin có thể gây chảy máu
- Người vẫn ho sau khi khỏi Covid-19 có cần phải đi khám?
Xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu
Với chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của Việt Nam, đó là phát huy tiềm năng, thế mạnh, của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu chiếm 30% vì rất nhiều lý do:
Tiềm năng Việt Nam có thế mạnh về nguồn dược liệu
Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ rằng Việt Nam có tiềm năng rất lớn về phát triển dược liệu, trong đó có nhiều loại dược liệu quý hiếm và vốn tri thức y học dân tộc với nhiều bài thuốc có giá trị. Đây thực sự là một kho tàng vô giá tạo điều kiện hình thành ngành công nghiệp dược liệu.
Theo thống kê từ Viện Dược liệu, đến nay nước ta đã ghi nhận trên 5.000 loài thực vật và nấm, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc Trong đó, có khoảng 70 loài có tiềm năng khai thác với tổng trữ lượng khoảng 18.000 tấn/năm. Việt Nam cũng may mắn sở hữu rất nhiều loài dược liệu quý hiếm, đặc hữu như: Sâm Ngọc Linh, Ba kích, Giảo cổ lam, Nấm linh chi…
Với thế mạnh về nguồn tài nguyên dược liệu, cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sử dụng các loại cây, con làm thuốc cũng đã tổng hợp được danh lục các loài cây thuốc từ cộng đồng các dân tộc và thu thập, sưu tầm được gần 1.300 bài thuốc dân gian trên cả nước. Từ những tri thức bản địa này là cơ sở quan trọng hỗ trợ cho việc sàng lọc, nghiên cứu phát triển sản phẩm phục vụ công tác phòng và chữa bệnh của người dân.
Như vậy, với các tiềm năng, thế mạnh nói trên, có thể nói dược liệu nước ta có một lợi thế lớn so với nhiều nước trên toàn thế giới cũng như các nước trong khu vực.
Kinh nghiệm dùng thuốc Đông y để chữa bệnh lâu đời từ hàng ngàn năm nay:
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về cây thuốc dược liệu đã được tiến hành từ rất sớm, gắn liền với tên tuổi của nhiều danh y nổi tiếng như: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với bộ “Lĩnh Nam Bản Thảo” gồm 2 quyển: quyển thượng chép 496 kế thừa của Tuệ Tĩnh, quyển hạ ghi 305 vị bổ sung về công dụng hoặc mới phát hiện thêm. Danh y Tuệ Tĩnh với bộ “Nam Dược Thần Hiệu” viết về 499 vị thuốc Nam, trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, cha ông ta cũng đã phát hiện, tích lũy được kho tri thức khổng lồ về dược liệu và y học cổ truyền với gần 1.300 bài thuốc dân gian.
Sử dụng thuốc Dược liệu hiệu quả và an toàn:
Thuốc dược liệu phù hợp với sinh lý của cơ thể hơn so với thuốc hóa dược. Từ xa xưa đến nay, y học cổ truyền được khẳng định điều trị có hiệu quả nhiều nhóm bệnh phức tạp ít và không gây tác dụng phụ; trong đó có các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc chiếm tới 30%, điển hình là xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, dưỡng sinh… Với tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh đạt hơn 70%.Các bệnh viện chuyên khoa y học cổ truyền,Trung tâm y tế có khoa y học cổ truyền, phòng chẩn trị y học cổ truyền ngày càng thu hút nhiều người đến khám và điều trị, đã và đang có góp phần hết sức quan trọng trong việc giảm tải cho các bệnh viện đa khoa
Minh chứng, trên thế giới: khoảng 8% nhập viện tại Hoa Kỳ là do tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ của thuốc hóa dược tổng hợp. Khoảng 100.000 người chết vì những độc tính này mỗi năm. Điều đó có nghĩa là những người thiệt mạng ở Hoa Kỳ bằng thuốc dược phẩm ít nhất gấp ba lần so với những người lái xe say rượu hay bị giết. Và hàng ngàn người chết vì các loại thuốc được kê đơn an toàn của người Hồi giáo mỗi năm. Chết hoặc nhập viện do thuốc dược liệu rất hiếm mà khó tìm. Thậm chí, không có danh mục trong cơ sở dữ liệu của Trung tâm kiểm soát chất độc quốc gia của Hoa Kỳ cho các phản ứng phụ hoặc phản ứng phụ với thuốc dược liệu.
Do đó, dần dần họ chuyển sang dùng thuốc dược liệu vì họ tin rằng các phương thuốc thực vật không có tác dụng phụ không mong muốn.
Đem lại lợi nhuận cao chi phí sản xuất thấp:
Hàng năm Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc đã giới thiệu các kết quả nghiên cứu, giải pháp, công nghệ mới nhất của các nhà khoa học đến các doanh nghiệp với hy vọng các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn đầu tư hơn nữa cho nghiên cứu, đổi mới và phát triển công nghệ, tiếp cận các sản phẩm mang đến giá trị cao hơn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Với tiềm năng lớn về dược liệu nên các nhà khoa học cũng cần nghiên cứu các dược liệu quý để xuất khẩu, cung cấp cho doanh nghiệp, đồng thời tạo sinh kế cho người dân.
Hiện nay Việt Nam ta đã chế biến và xuất khẩu ra thế giới, những hoạt chất như Sylimarin từ Cúc gai; Nhân sâm, Ngọc Linh sâm, Nấm Linh chi, Nữ lang Taxon từ Thông đỏ; Acid shikimic từ Hồi; Vinblastin, Vincristin từ Dừa cạn; hoạt chất từ Bạch quả; … đã và đang đem về doanh thu nhiều chục tỷ đô la mỗi năm.
Sản xuất thuốc từ dược liệu thiên nhiên. Ảnh:TPC
Ít tốn chi phí hơn so với nghiên cứu thuốc mới từ hóa dược tổng hợp:
Với kho tàng nguồn dược liệu dồi dào và cách sử dụng thuốc dựa vào kinh nghiệm dân gian, sẽ rất phù hợp và hỗ trợ mạnh cho quá trình sàng lọc ban đầu ở nước ta. Việc dùng nguồn nguyên liệu từ cây dược liệu để chiết xuất các hoạt chất mới có dược tính mạnh hơn,ít độc hơn, bào chế ra những bài thuốc mới với chi phí nghiên cứu phát triển kinh tế ít hơn rất nhiều so với việc nghiên cứu bào chế thành công một hóa dược mới. Theo thống kê, để tổng hợp được hóa dược mới, cần phải tiêu tốn chi phí từ 600 triệu USD đến gần 1,5 tỷ USD. Vì vậy các nhà khoa học về y dược, tập đoàn dược phẩm lớn hiện đang nghiên cứu, sàng lọc từ thiên nhiên để tìm ra các hoạt chất sinh học mới ít độc hơn, có dược tính mạnh hơn.
Xu hướng dùng thuốc dược liệu trên thế giới – Cơ hội phát triển cho dược liệu Việt Nam:
Việc sử dụng các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường là rất lớn. Hiện nay, không chỉ nước ta mà trên thế giới, xu hướng “Trở về thiên nhiên” ngày càng phát triển. Thuốc từ dược liệu có ưu điểm: ít có những tác động có hại hơn so với thuốc hóa dược và phù hợp quy luật sinh lý của cơ thể.
Phòng truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), khoảng gần 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển, vẫn dựa vào thuốc dược liệu để việc chăm sóc sức khoẻ ít nhiều có liên quan đến y học cổ truyền hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống.
Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng trên 70 nghìn tấn/năm. Phần lớn được sử dụng làm thuốc trong khám chữa bệnh, thực phẩm chức năng; phần còn lại dùng cho sản xuất mỹ phẩm, thực phẩm, hương liệu, xuất khẩu…
Được thiên nhiên ưu đãi với thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên, khí hậu với hơn 5.000 loài thực vật dùng trong phòng bệnh và chữa bệnh. Vùng chuyên canh cây dược liệu ở nước ta còn ít với sản lượng khiêm tốn. Một số địa phương đã quan tâm quy hoạch và triển khai trồng số cây dược liệu có hiệu quả chữa bệnh và giá trị kinh tế như: Đương quy, Sâm Ngọc Linh, diệp hạ châu, đinh lăng, ích mẫu, kim tiền thảo, sa nhân tím, , trinh nữ hoàng cung…
Dược liệu và giá trị kinh tế
Mặt khác, giá trị kinh tế đem lại từ việc trồng dược liệu cao hơn hẳn so với các loại cây lương thực khác (gấp 5-10 lần trồng lúa). Ví dụ, trồng cây Actiso thu nhập từ 60-80 triệu đồng/ha/năm. Sâm Ngọc Linh ở 2 tỉnh KomTum và Quảng Nam có thể cho thu nhập rất cao…; trong khi cây lúa chỉ từ 20 đến 40 triệu đồng/ha/năm. Do đó, phát triển dược liệu đang và sẽ là một hướng bền vững, ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng trong cả nước.
Chủ động sản xuất chế biến thuốc từ cây dược liệu đưa vào sử dụng cho phòng và chữa về đang là xu hướng “Trở về thiên nhiên” của toàn cầu và người dân nước ta. Đó là Mục tiêu phát triển ngành Dược trong Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030./.
Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp từ DsCKI.Nguyễn Quốc Trung