Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Lưu ý khi sử dụng thuốc chứa Aspirin có thể gây chảy máu

Nhóm thuốc kháng axit dạ dày chứa Aspirin để điều trị chứng ợ nóng, ợ chua, khó tiêu có thể gây chảy máu tiêu hóa ở một số trường hợp. Hãy cân nhắc xem bạn có nên sử dụng thuốc kháng axit chứa Aspirin hay không. Vì Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo nếu dùng.

Aspirin

Thuốc chứa Aspirin có thể gây chảy máu

1. Tổng quan

Aspirin thuộc nhóm giảm đau, chống viêm, hạ sốt không steroid hay còn gọi tắt là nhóm NSAIDs, cũng như các thuốc khác cùng nhóm Aspirin có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống viêm.Ngoài ra do có tác dụng chống kết tập tiều cẩu nên Aspirin còn được dùng trong điều trị và dự phòng huyết khối tĩnh mạch và hiện nay phần lớn Aspirin được dùng để dự phòng huyết khối tĩnh mạch ở những bệnh nhân có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch.

Trong cơ sở dữ liệu của FDA, đã phát hiện 8 trường hợp chảy máu dạ dày nghiêm trọng do các thuốc kháng axit chứa Aspirin. Đây không phải là một con số phổ biến nhưng cũng cần được lưu ý vì một số bệnh nhân gặp rủi ro đã phải chỉ định truyền máu. Tuy nhiên FDA chỉ đề cập đến những trường hợp dùng thuốc kháng axit dạ dày chứa Aspirin để điều trị chứng đau bụng hoặc ợ chua, chứ không chủ đích kêu gọi mọi người ngừng sử dụng Aspirin hoàn toàn.

Vậy làm thế nào để chọn thuốc kháng axit phù hợp để điều trị chứng khó tiêu? Nhiều chuyên gia khuyến nghị người dùng nên đọc kỹ nhãn thông tin trên bao bì thuốc, nó sẽ cho biết liệu sản phẩm có chứa Aspirin hay không và cảnh báo những trường hợp có thể gây chảy máu. Nếu thuốc có Aspirin, hãy cân nhắc lựa chọn loại thuốc khác để điều trị. Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại thuốc dạ dày không chứa Aspirin.

2. Nguy cơ đối với các đối tượng:

Dược sĩ Cao đẳng Dược TPHCM cho biết Aspirin là loại thuốc có tác dụng chính chống giảm đau.hạ sốt do tác dụng phụ nghiêm trọng là loét dạ dày và xuất huyết tiêu hóa. Do Aspirin có thể làm loãng máu, Aspirin trong các loại thuốc kết hợp dạng này có thể góp phần gây xuất huyết dạ dày nghiêm trọng. Những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ càng dễ có khả năng gặp biến chứng khi dùng thuốc kháng axit chứa Aspirin. Bạn sẽ có nguy cơ bị chảy máu cao hơn với thuốc này nếu bạn:

• Từ 60 tuổi trở lên.
• Có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc các vấn đề về chảy máu.
• Đang dùng các loại thuốc làm giảm khả năng đông máu (còn được gọi là thuốc chống đông máu hoặc thuốc làm loãng máu).
• Đang dùng thuốc steroid, ví dụ như Prednisone để giảm viêm.
• Đang dùng các loại thuốc khác có chứa NSAID, ví dụ như Ibuprofen hoặc Naproxen.
• Uống nhiều đồ uống có cồn, nhiều chất kích thích mỗi ngày.

(Những người dùng nhiều đồ uống có cồn, nhiều chất kích thích mỗi ngày thuộc nhóm đối tượng nguy cơ)

Các dấu hiệu cảnh báo xuất huyết dạ dày hoặc ruột sẽ bao gồm: đau bụng, nôn ra máu, đi ra ngoài phân đen, ngất xỉu. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn nên thông báo cho Bác sĩ ngay.
Nếu dùng thuốc kháng axit chứa Aspirin trong thời gian dài điều gì sẽ xảy ra?

Một số người có thể vô tình hoặc có thói quen sử dụng thuốc kháng axit dạ dày chứa Aspirin trong một thời gian dài. Ngoài nguy cơ chảy máu, việc liên tục bị đau bụng hoặc ợ chua thường xuyên là điều không bình thường. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về quá trình sử dụng thuốc, các tác dụng phụ gặp phải nếu thấy điều đó xảy ra.

Nếu trước đây Bác sĩ đã kê đơn cho bạn dùng Aspirin thường xuyên mỗi ngày để giúp ngăn ngừa cơn đau tim hoặc các tình trạng khác, đừng tự ý ngừng lại mà không nói chuyện với bác sĩ trước. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ về loại thuốc bạn có thể dùng thay thế trong trường hợp bị đau bụng.

3. Rối loạn tiêu hóa – cơn đau bụng, cách xử lý:

Người bệnh có nhiều lựa chọn thay thế để điều trị chứng ợ chua, ợ nóng, khó tiêu do axit và đau bụng. Hãy đọc kỹ nhãn thông tin thuốc và tìm kiếm các sản phẩm có chứa “chất kháng axit” hoặc “chất khử axit”.

Ví dụ, có rất nhiều loại thuốc OTC chỉ chứa một chất kháng axit như Magie hydroxit, Canxi cacbonat hoặc một loại thuốc kháng axit khác. Chúng có thể được sử dụng để điều trị chứng ợ chua, đau bao tử, khó tiêu axit và các cơn khó chịu trong dạ dày. Đối với chứng ợ nóng thường xuyên, có các chất làm giảm axit như thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole, Lansoprazole,), hoặc thuốc chẹn H2 (Cimetidine, Ranitidine, Famotidine).

Omeprazole là một trong các loại thuốc giảm axit như thuốc ức chế bơm proton

Giảng viên văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Tất cả các thuốc kháng axit chứa Aspirin.Từ năm 2009, FDA đã thêm cảnh báo về nguy cơ chảy máu nghiêm trọng vào nhãn của tất cả các sản phẩm không kê đơn có chứa NSAID, FDA vẫn đang tiếp tục theo dõi và kiểm chứng tình trạng này và có kế hoạch cân nhắc thêm cảnh báo đối với việc ghi nhãn hoặc các hoạt động khác. Về phía người tiêu dùng, để bảo vệ bản thân bạn vẫn nên cân nhắc lựa chọn những loại thuốc khác để điều trị chứng ợ chua, đau bụng thay thế cho thuốc kháng axit chứa Aspirin.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top