Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Triệu chứng HIV và 5 dấu hiệu nhận biết

Cập nhật: 13/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Hiểu rõ các triệu chứng cũng như cách nhận biết mình có bị nhiễm HIV hay không sẽ giúp bạn có những biện pháp kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình mình. Dưới đây là các triệu chứng theo giai đoạn bị nhiễm HIV.

Triệu chứng HIV và 5 dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng HIV và 5 dấu hiệu nhận biết

Triệu chứng theo các giai đoạn

Trước hết, bạn cần hiểu rõ HIV là gì. Đó là căn bệnh do nhiễm virus HIV (Human Immunodeficiency Virus), gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Khi đó, sức đề kháng của cơ thể yếu dần đi và dễ các tác nhân gây bệnh dù là nhẹ nhất dễ dàng tấn công. Người nhiễm HIV dễ nhiễm trùng, bệnh ung thư. Nhiễm HIV thực sự gây nguy hại tới sức khỏe con người.

Khi bị nhiễm virus HIV, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn với dấu hiệu nhiễm HIV khác nhau ở mỗi giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn đầu tiên, còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vài tháng sau khi người bệnh có phơi nhiễm hoặc đã bị lây nhiễm với virus HIV. Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc với niêm mạc hoặc da của người không bị bệnh với mô, máu hay dịch cơ thể của người mắc HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV. Ở giai đoạn này, người bệnh mới chỉ có một số biểu hiện chung chung như:
  • Mệt mỏi
  • Đau nhức người, cơ bắp, đau các khớp
  • Đau đầu, đau họng
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Buồn nôn, sốt, tiêu chảy
  • Ho khan, viêm phổi
  • Sút cân không rõ nguyên nhân
  • Phát ban đỏ ở da
  • Bị mụn rộp/herpes sinh dục
  • Ngứa ran bàn chân
  • Bị nấm, tưa miệng hay nhiễm trùng
  • Ra mồ hôi ban đêm khi ngủ
  • Móng tay, móng chân thay đổi bất thường
  • Phụ nữ có kinh nguyệt không đều
  • Khó tập trung, đầu óc lẫn lộn
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này thường kéo dài có khi nhiều năm. Trong giai đoạn này triệu chứng thường không có gì đặc biệt để mô tả. Giai đoạn này được đánh giá là khó phát hiện.
  • Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh chuyển sang AIDS với nhiều dấu hiệu HIV như: Suy giảm miễn dịch nặng, các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư cơ hội…
Các triệu chứng khi nhiễm virus HIV

Các triệu chứng khi nhiễm virus HIV

Cách nhận biết HIV

Một số hành vi có nguy cơ khiến bạn phơi nhiễm HIV đó là:

  •     Bị kim đâm khi làm thủ thuật y tế tuyên truyền hay khi lấy máu làm xét nghiệm;
  •     Bị dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào tạo vết thương chảy máu;
  •     Bị tổn thương qua da do chất dịch hay các ống đựng máu của người bệnh bị vỡ đâm vào;
  •     Chất dịch hoặc máu của người có HIV bắn vào vùng da tổn thương hay vào niêm mạc (mắt, mũi, họng);
  •     Quan hệ tình dục với người có HIV

Bạn có thể nhận biết mình có bị nhiễm HIV hay không với một số dấu hiệu HIV theo từng giai đoạn như trên. Tuy nhiên, cách chính xác nhất để bạn biết mình có bị nhiễm HIV hay không đó là tiến hành xét nghiệm HIV. Các dấu hiệu nhận biết là một phần để bạn xác định mình có nhiễm HIV hay không, nhưng để có kết quả chính xác thì cách duy nhất đó là bạn cần đi xét nghiệm. Khi thực hiện các xét nghiệm HIV, kết quả trả về sẽ là âm tính hoặc dương tính. Vậy âm tính là như thế nào và dương tính là gì ?

Âm tính là gì?

Khi kết quả trả về là âm tính (Negative), điều này có nghĩa là bạn đang không có tình trạng nhiễm virus HIV. Sau khi tiến hành xét nghiệm HIV, kết quả âm tính cho biết đến 99,999% bạn không mắc HIV. Tức là khả năng bạn nhiễm virus HIV là cực kỳ nhỏ, chỉ gặp 1 trên mười ngàn trường hợp xét nghiệm không phản ánh đúng tình trạng cơ thể bạn.

Trong một số ít trường hợp kết quả âm tính không đúng thực tế (âm tính giả), nghĩa là bạn đã mắc HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy bạn không nhiễm virus này. Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra bởi trong giai đoạn cửa sổ, cơ thể bạn đã có virus HIV nhưng cơ thể bạn lại chưa kịp tạo ra kháng thể chống lại virus HIV, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính.

Nếu chưa thực sự yên tâm với kết quả âm tính, bạn hoàn toàn có thể tiến hành tái kiểm tra, tái xét nghiệm trong thời gian sau đó để khẳng định chắc chắn kết quả.

Âm tính là gì?

Âm tính là gì?

Dương tính là gì?

Với kết quả xét nghiệm dương tính (Positive), điều này phản ánh rằng bạn đã nhiễm virus HIV.

Tương tự như kết quả âm tính, trong một số ít trường hợp bạn có thể gặp kết quả cho ra là dương tính giả có thể nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm. Vậy để có kết quả hoàn toàn chính xác thì bạn có thể tái xét nghiệm HIV một thời gian sau đó. Nếu kết quả vẫn dương tính, bạn cần đi định lượng virus để nắm được mức độ nhiễm của bản thân và giúp bác sĩ có sự tư vấn cho bạn tốt nhất.

Việc chọn cơ sở để tiến hành xét nghiệm cũng rất quan trọng trong việc khẳng định kết quả của bạn có chính xác hay không. Bạn nên chọn địa điểm uy tín cũng như biện pháp phù hợp nhằm có kết quả đúng đắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.

HIV là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Nhận biết sớm và chính xác căn bệnh này giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chóng Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]