Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Những điều cần biết về thoát vị rốn

Thoát vị thường xảy ra trên bệnh nhân có khiếm khuyết cơ thành bụng, cơ thành bụng yếu. Tuỳ vào vị trí mà phân thành thoát vị rốn, thoát vị bẹn, thoát vị đùi.

Những điều cần biết về thoái vị rốn

Những điều cần biết về thoái vị rốn

Thoát vị rốn là tình trạng gì?

Thoát vị là tình trạng nhô ra của phúc mạc, mạc nối và quai ruột ra ngoài ổ bụng qua chỗ mở bất thường trên cơ thành bụng. Tùy theo vị trí mà phân loại thành thoát vị rốn, thoát vị bẹn, thoát vị đùi. Thoát vị thường xảy ra trên bệnh nhân có khiếm khuyết cơ thành bụng, cơ thành bụng yếu do bẩm sinh hoặc mắc phải. Trong giai đoạn sớm, ruột, mạc nối chui vào túi thoát vị khi bệnh nhân đứng dậy, khi nằm xuống túi thoát vị biến mất. Lâu ngày nằm hẳn luôn trong túi. Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Nó xuất hiện như một khối u không đau ở trong hoặc gần rốn thường xảy ra khi bị tăng áp lực trong ổ bụng: Khi rặn đi đại tiện, ho, có thai, làm việc nặng, tư thế đứng… Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi mà cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Bệnh này thường vô hại và rất dễ nhận biết khi trẻ khóc hay vặn mình vì lúc này áp lực ổ bụng tăng, rốn của bé sẽ nhô ra.

Khi bạn theo dõi tình trạng của bé sẽ thấy phần nhô lên đó có thể to hơn khi cười, ho, khóc, đi vệ sinh và xẹp lại khi thư giãn hoặc nằm xuống. Nếu bé bị thoát vị rốn mà ăn ngủ bình thường, không bị đau đớn khi khóc hay vận động cũng không nên quá hốt hoảng lo lắng vì hầu hết thoát vị rốn tự cải thiện khi trẻ được 1 tuổi, một số khác có thể cần nhiều thời gian hơn.  Thoát vị rốn cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Nếu không điều trị, thoát vị có thể trầm trọng hơn theo thời gian. Ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị có thể gây đau , tổn thương mô, thiếu máu nuôi dưỡng và hoại tử.

Nguyên nhân gây bệnh thoát vị rốn

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này là trong quá trình mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của bé. Ngay sau khi sinh, dây rốn được cắt, cuống rốn sẽ teo dần và rụng đi, vết thương tự lành và tạo nên rốn trẻ. Lỗ ở thành bụng nơi dây rốn đi qua này sẽ tự đóng lại khi bé lớn lên. Tuy nhiên nếu các cơ thành  bụng không khép hoàn toàn ở đường giữa bụng thì có thể gây ra tình trạng thoát vị rốn sau khi sinh hoặc một thời điểm nào đó trong tương lai. Bệnh thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột xuyên qua một khu vực ở gần rốn.

Thoát vị rốn ở người lớn có thể do việc bị tăng áp lực ổ bụng.Nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Những người béo phì có thể làm tăng áp lực ổ bụng và gây ra tình trạng thoát vị rốn;
  • Nếu bạn mang thai nhiều lần cũng có thể gây ra hiện tượng này;
  • Dịch nhiều trong khoang bụng (cổ trướng) cũng sẽ có thể gây áp lực nặng nề lên ổ bụng và cuối cùng gây ra tình trạng thoát vị rốn;
  • Việc phẫu thuật ổ bụng nếu không may mắn hoặc không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể gây ra thoát vị rốn;
  • Một số bệnh nhân thẩm phân phúc mạc cũng có thể mắc phải bệnh này.

Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị rốn

  • Hiện tượng thoát vị rốn sẽ tạo ra một khối u mềm phình gần rốn. Khi mắc bệnh bạn có thể nhận thấy điều đó bằng mắt thường khi bé khóc ho, hoặc có mình và chỗ đó gần như biến mất khi bé nằm ngửa hoặc thư giãn.
  • Bệnh thoát vị rốn ở tuổi trưởng thành thường gây khó chịu ở bụng.
  • Khi bị thoát vị rốn bé sẽ có dấu hiệu đau đớn;
  • Bé bắt đầu nôn mửa;
  • U thoát vị trở nên sưng hoặc đổi màu.

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe để xác định xem bạn hoặc bé nhà bạn có bị bệnh thoát vị rốn hay không đồng thời xác định xem bệnh có thể được đặt trở lại hay không. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong ruột, cơ bụng không. Nếu có, nó có thể sẽ gây ra một biến chứng nghiêm trọng bởi phần dây rốn vị mắc kẹt lại có thể bị hoại tử do thiếu máu. Tiếp theo để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày để đảm bảo không có biến chứng, xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.

Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng thoát vị rốn

Theo khảo sát, thống kê , hầu hết các trẻ sơ sinh đều có thể tự khỏi tình trạng thoát vị rốn khi trẻ lên 1-2 tuổi. Bác sĩ thậm chí có thể điều trị bằng cách đẩy phần phình trở lại vào bụng khi khám. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này khá nguy hiểm, có nguy cơ gây nhiễm trùng, hoại tử nếu bạn làm không đúng kỹ thuật. Vì vậy, bạn không nên thử cho bé. Đối với trẻ em, phẫu thuật thoát vị rốn  thường được áp dụng khi trẻ cảm thấy đau, phần u phình có đường kính lớn từ 1.5 cm trở lên, phần phình to không có biểu hiện giảm kích thước trong 2 năm đầu sau khi sinh, không biến mất khi trẻ đã lên 4 tuổi, bị mắc kẹt, tắc ruột hoặc chúng làm cho lượng máu cung cấp đến ruột bị ảnh hưởng. Đối với người lớn, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật để tránh các biến chứng, đặc biệt là nếu tình trạng thoát vị rốn nghiêm trọng hoặc gây đau đớn. Người bệnh sẽ bị sẽ rạch một đường nhỏ ở rốn, đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở ở thành bụng và thường sử dụng lưới để giúp củng cố thành bụng.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top