Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết

Chúng ta vẫn thường hay nghe đến xét nghiệm glucose hay lượng glucose trong máu. Vậy glucose là gì và chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết

Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết

Glucose là gì?

Glucose là tên gọi của một đường đơn. Glucose rất quan trọng với cơ thể con người vì nó là nguồn cung cấp năng lượng  cho nhiều hoạt động. Đó là nguyên nhân vì sao khi đói chúng ta hay thấy mệt mỏi, chóng mặt, có khi bị ngất, do lượng đường cung cấp cho cơ thể không đủ, dẫn đến “hạ đường huyết” (giảm lượng đường trong máu).

Trong quá trình tiêu hóa, các enzym sẽ chuyển thức ăn chứa đường thành dạng đường đơn glucose, sau đó glucose được chuyển hóa tại các tế bào tạo ra năng lượng. Gan là cơ quan quan trọng trong việc điều hòa lượng đường glucose máu.

Chỉ số glucose và định lượng trong máu

Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết, thể hiện lượng glucose có trong máu của bạn.

Định lượng glucose là gì? Đó là cho biết cụ thể nồng độ glucose ở trong máu. Với mỗi người, chỉ số này là khác nhau nhiều trong trường hợp cơ thể khỏe mạnh và bệnh lý, nhưng cũng có thể chỉ chênh lệch một chút do chế độ ăn thay đổi. Định lượng glucose máu có vai trò chẩn đoán bệnh tiểu đường.

Bình thường, chỉ số này sẽ ở khoảng 70 mg/dl – 92 mg/dl (tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l) khi bạn vừa thức dậy vào buổi sáng và chưa ăn uống gì. Sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng thì nồng độ glucose là <120 mg/dl (6,6 mmol/l). Nếu chỉ số đường huyết ở mức cao hơn thì có khả năng bạn bị tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.

Xét nghiệm glucose máu chẩn đoán đái tháo đường
Xét nghiệm glucose máu chẩn đoán đái tháo đường

Xét nghiệm glucose là gì?

Nếu nghi ngờ mình bị tiểu đường, làm xét nghiệm glucose (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) sẽ giúp bạn có được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Xét nghiệm sẽ đo lượng đường có trong máu của bạn vào lúc lấy mẫu thử. Mẫu có thể lấy vào lúc đói (8 – 10 tiếng không ăn) hoặc vào một thời điểm ngẫu nhiên. Hoặc họ sẽ tiến hành xét nghiệm mức độ dung nạp glucose (OGTT) và lấy mẫu thử là một bước trong đó.

Mẫu máu xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch (thường là mặt trong khuỷu tay). Kỹ thuật viên phòng xét nghiệm sẽ sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế, sau đó dùng dây garo buộc phần cánh tay trên vị trí đó, giúp tĩnh mạch hiện dưới da rõ hơn và qua đó lấy máu dễ dàng hơn. Lưu ý khi đưa kim tiêm vào sẽ gây cảm giác đau nhẹ, điều này nhân viên lấy máu phải nắm được và tùy từng trường hợp bệnh nhân để xử lý thích hợp.

Nếu chỉ số glucose trong máu ở mức bình thường (như đã nêu ở trên) thì bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu có tăng hay giảm, bác sĩ lâm sàng sẽ kết hợp thêm các xét nghiệm khác và thực tế lâm sàng để đưa ra chẩn đoán bệnh cho bạn.

Tại sao phải đo chỉ số đường huyết?

Chỉ số đường huyết luôn giữ ở mức ổn định hay nói cách khác là nằm trong khoảng giá trị bình thường. Điều này phản ánh tình trạng sức khỏe ổn định. Như đã phân tích ở trên, chỉ số này bất thường nó sẽ phản ánh các tình trạng bệnh lý, trong đó quan trọng nhất là bệnh tiểu đường.

Như vậy, xét nghiệm glucose là một xét nghiệm quan trọng. Như vậy cần duy trì chỉ số đường huyết ổn định, chúng ta nên có một chế độ ăn uống hợp lý, ít đồ ngọt, kết hợp vận động, tập luyện thể dục thường xuyên.  

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top