Suy giáp và cường giáp là các vấn đề phổ biến, liên quan đến giấc ngủ, ảnh hưởng đến mọi độ tuổi, giới tính, hoàn cảnh, đặc biệt ở phụ nữ. Dưới đây bài viết chia sẻ thông tin về suy giáp và cường giáp có ảnh hưởng đối với giấc ngủ.
- Nhận biết bong gân cổ chân và cách xử lý hiệu quả
- Giải pháp cải thiện tình trạng da sạm đen trong mùa thu đông
- Hướng dẫn mắc điện tim để đảm bảo kết quả đo ECG chính xác
Cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM dưới đây sẽ giải đáp về tác động của suy giáp và cường giáp đến giấc ngủ.
1. Cơ chế tác động của tuyến giáp đối với giấc ngủ
Hormone tuyến giáp tác động đến giấc ngủ thông qua nhịp sinh học, tức đồng hồ sinh học của cơ thể. Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) có sự thay đổi bài tiết theo chu kỳ ngày và đêm, ảnh hưởng đến nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Trong khi giấc ngủ sâu (slow-wave sleep) làm giảm sự bài tiết TSH và hormone tuyến giáp, giúp duy trì cấu trúc giấc ngủ và mang lại cảm giác thư giãn, thì giấc ngủ kém chất lượng lại có thể làm gián đoạn quá trình này.
Sự tăng nồng độ T4 trong trường hợp thiếu ngủ có thể là phản ứng sinh lý giúp tăng cường năng lượng cho các tế bào thần kinh. Ngoài ra, dopamine đóng vai trò trung gian quan trọng trong mối liên hệ giữa giấc ngủ và tuyến giáp, khi vừa ức chế sự bài tiết prolactin, TSH, và hormone tuyến giáp, vừa thúc đẩy giấc ngủ.
2. Ảnh hưởng của suy giáp và cường giáp đối với giấc ngủ
Suy giáp
Suy giáp có thể làm tăng thời gian ngủ ở các giai đoạn N1 (ngủ nông) và N2 (ngủ sâu), nhưng lại giảm thời gian ở giai đoạn N3 (ngủ rất sâu) và giấc ngủ REM (ngủ mơ). Ngoài ra, tình trạng này còn làm gia tăng số lần thức giấc vào ban đêm và giảm chất lượng giấc ngủ sâu. Giấc ngủ kéo dài có thể liên quan đến mức độ T3 tự do giảm, tuy nhiên, mối quan hệ này chỉ rõ rệt khi thời gian ngủ dưới 7 tiếng.
Cường giáp
Cường giáp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến giai đoạn N3 của giấc ngủ, dẫn đến khó ngủ và giấc ngủ không sâu. Những triệu chứng như tim đập nhanh, cảm giác bồn chồn và lo âu có thể làm trầm trọng thêm rối loạn giấc ngủ.
3. Lời khuyên của bác sĩ
Hiện nay, không có phương pháp lâm sàng đặc hiệu để phân biệt rối loạn giấc ngủ do tuyến giáp với các rối loạn giấc ngủ khác. Việc xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp là phương pháp chẩn đoán hiệu quả nhất.
Cần tầm soát chức năng tuyến giáp ở những bệnh nhân có các triệu chứng như buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi, dễ cảm lạnh và tăng cân. Nếu sau vài tuần điều trị mà giấc ngủ không cải thiện, cần xem xét lại hiệu quả điều trị hoặc khả năng có rối loạn giấc ngủ nguyên phát khác.
Giấc ngủ và chức năng tuyến giáp có mối liên hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau. Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm chia sẻ để duy trì giấc ngủ chất lượng, bạn nên:
Duy trì giấc ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm, cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm.
Tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Tạo không gian ngủ thoải mái, tránh những chất kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, sô cô la, vitamin C vào buổi tối.
Ăn tối sớm, nhẹ nhàng, không ăn quá no và uống một ly sữa.
Tránh vận động thể chất mạnh vào buổi tối; có thể tắm nước ấm và mát xa nhẹ nhàng trước khi ngủ để thư giãn.
Phòng ngủ nên được bố trí thoáng mát, yên tĩnh với giường gối êm ái và ánh sáng dịu nhẹ.
Tránh lạm dụng thuốc ngủ, chỉ sử dụng khi cần thiết và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu nghi ngờ có rối loạn giấc ngủ nguyên phát, hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ để được đánh giá và điều trị thích hợp.
4. Thực phẩm tốt cho tuyến giáp
Hải sản: Cung cấp i-ốt, selen và kẽm giúp tuyến giáp hoạt động tốt.
Rong biển: Giàu i-ốt tự nhiên hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Hạt chia, hạt lanh: Chứa omega-3 và một lượng nhỏ i-ốt.
Trái cây và rau củ: Giàu chất chống oxy hóa bảo vệ tuyến giáp.
Hạt brazil: Cung cấp selen giúp tuyến giáp khỏe mạnh.
Sữa và sản phẩm từ sữa: Cung cấp canxi và vitamin D hỗ trợ tuyến giáp.
Quả bơ: Chứa chất béo lành mạnh và các vitamin hỗ trợ tuyến giáp.
Tỏi, hành: Chống viêm và hỗ trợ chức năng tuyến giáp.
Chè xanh: Giàu polyphenol giúp giảm viêm và bảo vệ tuyến giáp.
Tránh các thực phẩm ức chế hấp thụ i-ốt như bắp cải, đậu nành và gluten nếu có vấn đề về tuyến giáp.
Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur