Điện tâm đồ (ECG) là kỹ thuật phổ biến để theo dõi hoạt động tim và phát hiện các vấn đề tim mạch. Một lỗi nhỏ trong quá trình thực hiện có thể làm nhiễu tín hiệu điện, dẫn đến kết quả không chính xác. Dưới đây là một số hướng dẫn để mắc điện tim đo ECG đạt được kết quả tốt nhất.
- Khám sức khỏe tiền hôn nhân là gì? Ý nghĩa và quy trình thực hiện
- Vị trí nghe tim: phương pháp, quy trình và đọc kết quả
1. Điện tâm đồ (ECG) là gì?
Trước khi khám phá cách mắc điện tim, bạn nên nắm vững những kiến thức cơ bản về điện tâm đồ. Đây là phương pháp mà các chuyên gia sử dụng để đánh giá nhịp tim và hoạt động của tim. Hệ thống dẫn truyền điện trong cơ tim giúp tim co bóp, từ đó bơm máu đi nuôi cơ thể. ECG, viết tắt của điện tâm đồ, là công cụ ghi lại những biến đổi này, cho phép bác sĩ theo dõi hoạt động tim thông qua các chỉ số như tần số tim, phức bộ QRS và ST-T.
Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu thông tin về ý nghĩa và cách mắc điện tim, một số lưu ý:
2. Ý nghĩa của đo điện tâm đồ
Kết quả từ điện tâm đồ (ECG) có thể giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý tim mạch, bao gồm:
Nhồi máu cơ tim: ECG là công cụ quan trọng trong chẩn đoán tình trạng này, khi cơ tim bị thiếu máu và oxy, dẫn đến tổn thương và ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền điện. Điều này sẽ được thể hiện rõ trong kết quả ECG.
Thiếu máu cơ tim: Khi bệnh nhân mắc thiếu máu cơ tim, ECG sẽ cho thấy các thay đổi rõ rệt, chẳng hạn như sóng T bị dẹt hoặc âm.
Rối loạn nhịp tim: Tình trạng này có thể do các bất thường tại cơ tim, nút xoang, nút nhĩ thất hoặc vấn đề trong hệ thống dẫn truyền. Những bất thường này sẽ được phản ánh rõ ràng trên ECG, từ đó giúp bác sĩ chẩn đoán và theo dõi tình trạng rối loạn nhịp tim.
Rối loạn dẫn truyền nhịp tim: Các vấn đề trong hệ thống dẫn truyền có thể gây rối loạn nhịp tim. Nhờ ECG, bác sĩ có thể chẩn đoán và theo dõi tình trạng này một cách chính xác.
Chẩn đoán bệnh tim to: Kết quả ECG có thể chỉ ra khả năng tim to, nhưng không phải là phương pháp chẩn đoán chính xác. Vì nhiều yếu tố có thể làm nhiễu kết quả, bác sĩ sẽ cần sử dụng thêm các công cụ chẩn đoán khác để xác nhận tình trạng này.
Thay đổi sinh hóa máu: Sự thay đổi nồng độ của các chất như natri, kali, và canxi có thể ảnh hưởng đến kết quả ECG.
Ngộ độc thuốc: ECG cũng có thể hỗ trợ trong việc chẩn đoán ngộ độc do các loại thuốc như digoxin hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng.
3. Các trường hợp được chỉ định thực hiện ECG
Điện tâm đồ (ECG) là phương pháp phổ biến và được chỉ định trong nhiều tình huống, bao gồm:
Người cao tuổi: Nhóm này có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, do đó thường xuyên được chỉ định thực hiện ECG.
Bệnh nhân có tình trạng tăng huyết áp hoặc tăng mỡ máu.
Người mắc bệnh tiểu đường.
Những người thường xuyên hút thuốc lá.
Các trường hợp có triệu chứng như đau thắt ngực, cảm giác đánh trống ngực, tiền sử ngất xỉu, hoặc khó thở thường xuyên. Ngoài ra, ECG còn có thể phát hiện nhiều bệnh lý tim mạch ở những bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng.
4. Hướng dẫn mắc điện tim đo ECG
Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM hướng dẫn cụ thể:
4.1. Hướng dẫn chi tiết về cách mắc điện tim
Gắn điện cực: Người bệnh sẽ được đính 10 điện cực lên vùng da ngực, cánh tay và chân. Đối với bệnh nhân nam có lông ngực dày, cần cạo bớt lông để đảm bảo kết nối tốt với điện cực. Ngoài ra, các vị trí gắn điện cực cần được làm sạch bằng cồn.
Vị trí gắn điện cực cần chính xác để đảm bảo kết quả đo:
- Điện cực đỏ gắn ở cánh tay phải.
- Điện cực vàng gắn ở tay trái.
- Điện cực đen gắn ở chân phải.
- Điện cực xanh lá gắn ở chân trái.
- 6 điện cực ngực cần được đặt đúng vào các khoang liên sườn theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tư thế bệnh nhân: Sau khi đã gắn điện cực, bệnh nhân cần nằm ngửa, giữ thân thấp hơn điện cực để tránh tăng lực căng trên dây.
Quá trình đo: Máy sẽ hiển thị các xung điện di chuyển qua tim. Việc gắn điện cực mất khoảng vài phút, nhưng việc ghi nhận kết quả đồ thị chỉ mất vài giây. Bác sĩ có thể thực hiện đo Holter điện tim để theo dõi hoạt động điện của tim trong khoảng 1 đến 2 ngày.
Sau khi đo điện tâm đồ, bệnh nhân có thể trở lại hoạt động bình thường. Nếu có kết quả bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm khác hoặc siêu âm tim để đưa ra chẩn đoán chính xác.
4.2. Người bệnh cũng cần chú ý
Ngoài việc mắc điện tim, người bệnh cũng cần chú ý một số điều sau:
Cung cấp thông tin: Cần thông báo cho bác sĩ về triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình, các yếu tố nguy cơ tim mạch, cũng như các loại thuốc đang sử dụng.
Thời điểm đo: Điện tim có thể được đo vào bất kỳ thời điểm nào mà không cần nhịn ăn trước đó.
Tháo trang sức: Trước khi đo, bệnh nhân cần tháo tất cả trang sức bằng kim loại.
Thực hiện chỉ dẫn: Trong khi đo, bệnh nhân cần nằm yên, thư giãn và thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lịch hẹn đo lại: Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện ECG nhiều lần vào những thời điểm khác nhau tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân.
Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur