Cả rung tâm nhĩ và nhịp nhanh trên thất đều có thể gây ra những triệu chứng bất thường về nhịp tim, nên việc phân biệt chính xác giữa hai tình trạng này là cần thiết để áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và đạt được kết quả tốt nhất cho người bệnh.
- Tác động của suy giáp và cường giáp đối với giấc ngủ như thế nào?
- Nguyên nhân gây ngáy khi ngủ và các phương pháp giảm ngáy hiệu quả
- Nhận biết bong gân cổ chân và cách xử lý hiệu quả
Dưới đây, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất: Những khác biệt chính cần lưu ý!
1. Tại sao phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất lại quan trọng?
Có một số lý do quan trọng khiến việc phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất trở nên cần thiết:
Cả hai tình trạng này đều có thể gây ra các triệu chứng tương tự, bao gồm:
- Tình trạng tim đập nhanh không bình thường.
- Cảm giác đau hoặc tức ngực.
- Cảm nhận tim đập mạnh và không đều.
- Khó thở khi vận động hoặc tập thể dục.
- Mệt mỏi và có nguy cơ ngất xỉu.
Việc phân biệt rõ ràng giữa rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
2. Hướng dẫn cách phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất
Mặc dù có những biểu hiện tương tự, nhưng rung tâm nhĩ và nhịp nhanh trên thất có nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Vì vậy, có thể dựa vào nguyên nhân gây bệnh để phân biệt giữa hai tình trạng này:
2.1. Nguyên nhân gây rung tâm nhĩ
Rung tâm nhĩ xảy ra khi hoạt động điện tại hệ thần kinh tự động của tim không hoạt động đồng đều, dẫn đến các buồng tim không phối hợp vận động hiệu quả. Điều này khiến tim không thể đẩy máu ra từ các buồng của nó một cách dễ dàng, dẫn đến hình thành cục máu đông và tăng nguy cơ đột quỵ.
Rung tâm nhĩ thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là những người trên 65 tuổi. Tuổi tác là một yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ bị bệnh. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ, bao gồm:
- Bệnh tim mạch
- Đau tim trước đó
- Suy tim
- Lạm dụng bia rượu
- Bệnh cường giáp
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị ảnh hưởng đến hoạt động của tim mạch, đặc biệt là một số thuốc hen suyễn
- Ngưng thở lúc ngủ
- Bệnh lý mạch vành, tiền sử nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ bị rung tâm nhĩ và cần được xem xét khi chẩn đoán và điều trị bệnh.
2.2. Nguyên nhân gây nhịp nhanh trên thất
Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM tại trường chia sẻ:
Tình trạng này cũng được gây ra bởi sự bất thường của hoạt động điện trong tim, dẫn đến kết quả là tim đập nhanh hơn bình thường. Khi tim đập quá nhanh, nó không thể chứa đầy máu giữa các nhịp đập, điều này khiến tim gặp khó khăn trong việc cung cấp máu cho các cơ quan trong cơ thể.
Để phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, bạn có thể nhớ rằng rung nhĩ là tình trạng tâm nhĩ đập không đều, trong khi nhịp nhanh trên thất là tình trạng nhịp tim nhanh xảy ra tại tâm nhĩ do kết nối điện bất thường trong tim.
Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây nhịp tim trên thất:
- Phụ nữ có nguy cơ bị bệnh cao hơn nam giới
- Người có tính cách lo lắng quá mức
- Uống nhiều bia rượu
- Có thói quen hút thuốc lá và dùng nhiều loại đồ uống có chứa caffeine
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ bị nhịp nhanh trên thất và cần được xem xét khi chẩn đoán và điều trị bệnh.
3. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Để phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, bác sĩ sẽ thực hiện phương pháp điện tâm đồ (ECG) và Holter điện tim để bắt được các cơn bất thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định siêu âm tim, xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng phổi và khai thác về chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân.
Phần lớn những trường hợp bị nhịp nhanh trên thất sẽ không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu cần điều trị thì phương pháp điều trị nhịp nhanh trên thất và rung nhĩ sẽ có những điểm tương đồng. Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để điều chỉnh nhịp tim của người bệnh, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi,…
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp không dùng thuốc để điều trị bệnh, chẳng hạn như sốc điện phá rung nhĩ hoặc sốc điện chuyển nhịp, dùng nhiệt độ để phá hủy phần nhỏ của tim gửi tín hiệu điện bất thường, cấy ghép máy tạo nhịp tim.
Một số phương pháp có thể được áp dụng điều trị cho nhịp nhanh trên thất nhưng không phù hợp với bệnh nhân bị rung nhĩ, chẳng hạn như massage động mạch cảnh, kích thích dây thần kinh phế vị bằng một số cách như ho, cúi xuống khi đi tiêu, đặt một túi nước đá lên mặt,…
Để phân biệt rung nhĩ và nhịp nhanh trên thất, bạn cũng có thể dựa vào phương pháp điều trị bệnh. Tuy nhiên, cần có sự hướng dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Nguồn: Tin y tế – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur