Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Những thuốc gây tổn thương gan và cách phòng ngừa khi sử dụng

Tổn thương gan do thuốc là bệnh lý không phổ biến, nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí nguy cơ gây tử vong cho người dùng thuốc. Nguyên nhân có thể liên quan đến việc sử dụng thuốc tân dược, thuốc dược liệu hoặc các sản phẩm bổ sung có nguồn gốc thảo dược.

 Chức năng quan quan trọng của gan

Chức năng gan đối với cơ thể là gì?

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có chức năng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe và sự sống. Gan là nơi vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết, vừa là kho dự trữ của nhiều chất, vừa là trung tâm chuyển hóa quan trọng của cơ thể.

Chức năng chuyển hóa: Gan la cơ quan chuyển hóa các chất cơ bản như glucid, lipid, proid diễn ra mạnh mẽ hơn hơn ở nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau trong cơ thể. Gan chuyển hóa carbohydrate dưới dạng glycogen thành glucose khi cơ thể cần để hấp thu vào máu, cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Các acid béo được gan tổng thợp thành triglyceride, phospholipid, cholesterol ester, rồi tổng hợp tạo lipoprotein và đưa vào máu để vận chuyển đến các tổ chức, tế bào khắp cơ thể. Các protein được gan phân giải sẽ tạo thành các acid amin đưa vào máu cung cấp cho các tế bào khác trong cơ thể.

Chức năng đào thải chất độc: Gan được xem là nơi đào thải độc tố chính yếu nhất của cơ thể, ngăn chặn các chất độc xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Gan sẽ tiến hành xử lý, thay đổi, dự trữ, giải độc và trả lại các chất sau khi đã biến đổi vào máu, hoặc là đào thải ra ngoài qua hệ thống bài tiết. Nhờ đó, các chất  độc hại như rượu và các sản phẩm phụ từ việc phân huỷ thuốc sẽ được tống ra khỏi cơ thể.

Chức năng sản xuất mật: Mật được sản xuất liên tục từ tế bào gan và được dự trữ cô đặc ở túi mật rồi từ đó được bơm xuống  ruột non trong các bữa ăn. Mật giúp hấp thu chất dinh dưỡng và giúp tiêu hóa thức ăn tan trong dầu. Mỗi ngày gan tiết ra 0.5 lít mật, thành phần của mật bao gồm: muối mật, sắc tố mật, cholesterol, bilirubin, chất điện giải và nước.

Chức năng dự trữ: Gan được xem là “ngôi nhà” dự trữ rất nhiều vitamin như vitamin A, D, E, K, B12, khoáng chất như sắt và được giải phóng dần cho cơ thể sử dụng. Các vitamin tồn tại “dự phòng” trong gan có thể đến vài năm. Ngoài ra, gan là cơ quan nhận và dự trữ máu nhiều nhất trong cơ thể.

Chức năng tổng hợp: Gan tổng hợp các yếu tố đông máu như tổng hợp albumin tổng hợp hormone angiotensinogen,…

Gan là cơ quan rất quan trọng của cơ thể, nếu không biết cách bảo vệ khiến cho chức năng của gan suy giảm thì sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Tổn thương gan do thuốc là gì?

Gan là bộ máy chủ yếu trong việc chuyển hóa thuốc. Gan chịu trách nhiệm xử lý chuyển hoá hầu hết các loại thuốc khi qua nó, vì thế gan có thể bị những tác dụng phụ của thuốc dẫn đến bị tổn thương, làm ảnh hưởng đến chức năng của gan, từ đó gây ra các bệnh lý cho gan hoặc làm cho các bệnh lý về gan trở nên lâu khỏi và tồi tệ hơn. Người bị bệnh gan như viêm gan, xơ gan… đều bị suy giảm chức năng gan tùy theo mức độ bệnh, vì vậy phải cẩn thận khi dùng thuốc chữa các bệnh khác.

Dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ tổn thương gan do thuốc là tình trạng tổn thương tế bào gan, tổn thương mật,  tổn thương gan hỗn hợp. Các tình trạng này có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc tân dược, thuốc có nguồn gốc từ dược liệu hoặc sản phẩm thực phẩm chức năng. Thông qua các triệu chứng lâm sàng như vàng da, đau bụng, ngứa và các xét nghiệm ALT, ALP, AST đánh giá chức năng gan như tăng men gan không triệu chứng, suy giảm chức năng gan.

Cơ chế gây tổn thương gan do thuốc như thế nào?

Thuốc gây tổn thương gan có thể thông qua nhiều cơ chế khác nhau như thuốc làm suy giảm trực tiếp các chất chuyển hóa làm suy giảm chức năng tế bào gan. Thuốc cũng có thể khởi phát quá trình đáp ứng quá mẫn ở liều điều trị bình thường, có thể xảy ra ở người này nhưng lại không gặp ở người khác, từ đó phá hủy tế bào gan. Ngoài ra, yếu tố nguy cơ làm tổn thương gan như liều cao, dùng thời gian kéo dài, đặc tính chuyển hóa mạnh qua gan hoặc khi sử dụng chung với thuốc khác gây tương tác thuốc làm ảnh hưởng đến chức năng chuyển hoá, chức năng thải độc của gan, gây ra tổn thương gan.

Tổn thương gan trực tiếp có thể xuất hiện sau vài giờ đến vài ngày dùng thuốc, thường dự đoán được và liên quan đến liều dùng thuốc. Tổn thương gan bất thường thường không dự đoán được, có thể xuất hiện chậm sau vài tháng đến vài năm.

Khi bị tổn thương, gan không còn khả năng chuyển hoá và thải độc tố trong máu gây tích tụ các chất độc, ảnh hưởng đến hoạt động sống trong cơ thể làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Nguy cơ mắc phải các bệnh lý về gan như rối loạn chức năng gan, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, suy gan, xơ gan, ung thư gan.

Tổn thương gan do thuốc

Triệu chứng của tổn thương gan do thuốc như thế nào?

Dược sĩ Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết một số biểu hiện triệu chứng tổn thương gan do thuốc như: nước tiểu sẫm hơn bình thường; phân xuất hiện các đốm máu; hơi thở có mùi do một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua đường hô hấp; đắng miệng; vàng da, đau đầu; chóng mặt; đại tiện táo bón; tiểu tiện đỏ vàng; mề đay; mẩn ngứa do độc tố bị tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban, mụn nhọt; mệt mỏi; chán ăn do gan suy giảm làm khả năng chuyển hóa và tiết mật cũng giảm gây rối loạn tiêu hóa nên dễ bị táo bón.

Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân hoàn toàn không có biểu hiện triệu chứng, nhưng xét nghiệm máu thấy có tăng men gan.

Những thuốc nào gây tổn thương gan?

Tổn thương gan do thuốc là một vấn đề khá phổ biến hiện nay, tỷ lệ lên đến 10% trong các phản ứng phụ do thuốc gây ra. Vì vậy, nếu người bệnh bị suy giảm chức năng gan sẽ giảm chuyển hoá thuốc, giảm thải độc tố trong cơ thể. Sự tích tụ thuốc trong cơ thể không được chuyển hoá và Không giải độc sẽ gây ngộ độc thuốc và tổn thương gan. Một số loại thuốc gây ngộ độc gan như: Thuốc giảm đau chống viêm NSAIDs; Acetaminophe, Thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, pantoprazole; Alopurinol; Amiodaron; Amoxicilin-clavulanat; Androgen chứa khung steroid; Azathioprin; Kháng sinh nhóm Quinolon như ciprofloxacin, levofloxacin,..; nhóm Macrolide như azithromycin, clarithromycin…; Methotrexat; Sulfamethoxazole – trimethoprim; Thuốc chống động kinh như Carbamazepin, phenytoin, acid valproic; Thuốc gây mê dạng hít; Thuốc Nam; Thuốc Bắc, Thực phẩm chức năng; Thuốc chống lao; Thuốc xổ giun sán.

Các yếu tố nguy cơ tổn thương gan do thuốc là gì?

Yếu tố do cơ địa người bệnh như: Di truyền; Tuổi: Cao tuổi (≥ 55 – 60) hoặc trẻ tuổi; Giới tính Nữ; Chủng tộc; Mang thai; Dinh dưỡng kém hoặc béo phì; Hệ vi sinh vật đường ruột; Tình trạng hormon; Mắc các bệnh như bệnh gan, đái tháo đường, cường giáp, hoặc HIV; Chỉ định điều trị viêm gan virus C.

Yếu tố do thói quen như: Uống rượu bia nhiều, hút thuốc lá.

Cách phòng tổn thương gan ngừa khi sử dụng thuốc?

Trong bối cảnh hiện nay, bác sĩ kê đơn và dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh đề phòng tổn thương gan do thuốc, giúp xác định những thuốc nghi ngờ gây tổn thương gan để kịp thời ngừng sử dụng sớm nhất có thể.

Cán bộ y tế phải am hiểu các nhóm thuốc gây ra tổn thương gan, đặc điểm lâm sàng tổn thương gan do thuốc, diễn biến bệnh. Bên cạnh đó, để phát hiện tổn thương gan sớm và có biện pháp xử lý kịp thời, các bác sĩ, dược sĩ cần khai thác kỹ tiền sử dùng thuốc ở người bệnh nghi ngờ mắc tổn thương gan do thuốc, theo dõi diễn biến của bệnh khi đã chẩn đoán xác định, xết nghiệm ALT, AST đánh giá mức độ tiến triển tổn thương gan mạn tính. Giám sát kê đơn để xác định những người bệnh mắc hoặc có nguy cơ mắc tổn thương gan do thuốc, đặc biệt chú ý đến người cao tuổi và thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân HIV có suy giảm hệ miễn dịch.

Đồng thời để giảm thiểu nguy cơ tổn thương gan do thuốc cần giáo dục người bệnh sử dụng an toàn những thuốc có thể gây độc với gan, lưu ý về liều dùng và tương tác thuốc có thể xảy ra, bao gồm cả tương tác khi uống rượu. Người bệnh không tự ý tăng liều dùng thuốc hoặc sử dụng thêm thuốc khác, thực phẩm chức năng mà không có tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ. Mặc khác, hướng dẫn người bệnh theo dõi và phát hiện các dấu hiệu liên quan đến tổn thương gan như vàng da, vàng mắt.

Ngoài ra, người bệnh cần xét nghiệm theo dõi chức năng gan toàn diện để có thể phát hiện sớm và xử trí kịp thời đối với những tổn thương gan do thuốc gây ra. Ngành y tế cũng nên lồng ghép tầm soát các nhóm thuốc gây ra tổn thương gan thông qua xét nghiệm vào hoạt động của dược sĩ góp phần sử dụng thuốc hợp lý, an toàn.

Tóm lai, Bên cạnh những yếu tố tổn có thể gây tổn thương gan như thực phẩm độc hại, bửa ăn thừa lipid, thực phẩm vệ sinh kém, sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá, lao động quá sức,…Việc sử dụng các thuốc như thuốc kháng sinh, thuốc kháng lao, thuốc kháng virus, quá liều thuốc paracetamol… là những yếu tố nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của lá gan, gây tổn thương tế bào gan, suy giảm chức năng gan. Hãy biết cách đề phòng để bảo vệ lá gan của bạn khi sử dụng thuốc.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp từ DSCK1. Nguyễn Hồng Diễm

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top