Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Có những loại xét nghiệm dị ứng nào và quy trình thực hiện ra sao?

Cập nhật: 24/11/2024 | Người đăng: nguyen yến

Xét nghiệm dị ứng đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện các tác nhân gây dị ứng, hỗ trợ người bệnh điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Vậy quy trình thực hiện xét nghiệm này như thế nào?

Những thông tin dưới đây trường Cao đẳng Y Dược TPHCM sẽ giúp bạn có câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc của mình.

1. Các loại dị ứng thường gặp

1.1. Dị ứng thực phẩm

Dị ứng thực phẩm xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các protein có trong thực phẩm. Phản ứng có thể xảy ra ngay lập tức hoặc vài giờ sau khi ăn. Hầu hết các loại thực phẩm đều có thể gây dị ứng, trong đó những thực phẩm phổ biến như đậu phộng, đậu nành, cua, tôm, sò huyết, sữa bò và trứng thường gây phản ứng.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm thường gặp là mẩn đỏ, phát ban, ngứa ngáy, sưng tấy da, kèm theo các triệu chứng tiêu hóa như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy. Biến chứng nguy hiểm nhất là sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể đe dọa tính mạng.

1.2. Dị ứng phấn hoa

Dị ứng phấn hoa là loại dị ứng theo mùa, xảy ra nhiều vào mùa xuân, hè và thu khi lượng phấn hoa trong không khí cao. Các loại phấn hoa thường gây dị ứng gồm phấn hoa cỏ dại, bạch đàn, lúa mì,…

Những người bị dị ứng phấn hoa thường gặp các triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mắt và sưng mí mắt.

<center><em>Biểu hiện thường thấy ở người bị dị ứng da</em></center>

Biểu hiện thường thấy ở người bị dị ứng da

1.3. Dị ứng da

Dị ứng da thường xuất hiện khi da tiếp xúc với các chất kích thích gây dị ứng như hóa chất trong mỹ phẩm, kim loại hay mủ cao su. Các triệu chứng bao gồm ngứa rát, da khô, bong tróc, phát ban đỏ và đôi khi có hiện tượng sưng tấy hoặc chảy dịch tại vùng da bị dị ứng.

1.4. Dị ứng với các tác nhân trong môi trường

Dị ứng môi trường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, do cơ thể phản ứng với các tác nhân gây dị ứng có trong không khí như bụi, mốc, lông động vật và mạt bụi nhà. Các triệu chứng điển hình của dị ứng hô hấp là ho, nghẹt mũi, khó thở, ngứa mắt và mũi.

1.5. Dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc xảy ra khi cơ thể phản ứng bất thường với các thành phần trong thuốc, đặc biệt là kháng sinh, thuốc giảm viêm và giảm đau. Một số thuốc gây mê cũng có thể gây sốc phản vệ ở những người có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng dị ứng thuốc thường gặp là sưng môi hoặc lưỡi, phát ban, khó thở và sốc phản vệ.

2. Lý do cần thực hiện xét nghiệm dị ứng

Xét nghiệm dị ứng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với những người thường xuyên gặp phải triệu chứng nhưng chưa xác định được nguyên nhân. Kết quả của xét nghiệm dị ứng mang lại nhiều lợi ích:

Giúp xác định chính xác tác nhân gây dị ứng, từ đó có thể giảm hoặc tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

Hỗ trợ trong việc xây dựng kế hoạch điều trị và phòng ngừa để ngăn ngừa tái phát dị ứng.

Giúp ngăn chặn các phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm cả sốc phản vệ, có thể đe dọa tính mạng.

3. Phương pháp thực hiện một số xét nghiệm dị ứng phổ biến

3.1. Kiểm tra dị ứng qua lẩy da

Kiểm tra lẩy da là phương pháp xét nghiệm dị ứng được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở y tế. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ nhỏ từng giọt dị nguyên lên vùng da đã được đánh dấu, nhằm theo dõi các phản ứng đối với các chất gây dị ứng khác nhau. Sau đó, bác sĩ sử dụng kim chích nhẹ vào bề mặt da để dị nguyên thấm vào da. Quy trình này thường không gây đau đớn, mặc dù một số người có thể cảm thấy không thoải mái.

Sau khi thực hiện, bệnh nhân cần chờ từ 15 đến 20 phút để quan sát phản ứng. Nếu dị ứng xảy ra, da sẽ xuất hiện mẩn đỏ và ngứa.

Phương pháp xét nghiệm này cho kết quả nhanh chóng, chỉ sau khoảng 20 phút và chi phí khá thấp. Tuy nhiên, nó không thích hợp với những người có làn da quá nhạy cảm hoặc mắc các bệnh lý về da, vì kết quả có thể không chính xác.

3.2. Xét nghiệm áp bì

Xét nghiệm áp bì chủ yếu được sử dụng khi nghi ngờ có viêm da tiếp xúc. Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ dán miếng dán chứa các dị nguyên lên da của bệnh nhân. Sau 48 giờ, bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của cơ thể để xem có hiện tượng đỏ, ngứa hay không. Trong một số trường hợp, phản ứng dị ứng có thể xuất hiện muộn hơn, vì vậy việc đánh giá có thể được thực hiện lại sau 96 giờ.

Test áp bì có thể được thực hiện đối với tất cả các trường hợp dị ứng da, đặc biệt là những người có tiếp xúc thường xuyên với kim loại, mỹ phẩm, hoặc hóa chất. So với test lẩy da, xét nghiệm này mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, phương pháp này không phù hợp cho những trường hợp dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm.

<center><em>Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp test lẩy da</em></center>

Bệnh nhân thực hiện xét nghiệm dị ứng bằng phương pháp test lẩy da

3.3. Xét nghiệm kích thích

Xét nghiệm kích thích liên quan đến việc đưa dị nguyên nghi ngờ vào cơ thể dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa. Liều lượng và thời gian giữa các liều được điều chỉnh riêng cho từng bệnh nhân, dựa vào mức độ phản ứng dị ứng trong hồ sơ bệnh sử của họ. Đây là phương pháp chuẩn vàng trong việc chẩn đoán một số bệnh dị ứng, chẳng hạn như dị ứng thuốc, thực phẩm và hen phế quản do thuốc.

3.4. Xét nghiệm IgE bằng phương pháp ELISA

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm lưu ý: Để xác định nồng độ IgE trong cơ thể, bác sĩ sẽ lấy mẫu máu tĩnh mạch của bệnh nhân và gửi đến phòng xét nghiệm. Phương pháp này giúp đo tổng hàm lượng IgE, là một trong những xét nghiệm sàng lọc quan trọng để chẩn đoán các bệnh dị ứng.

3.5. Xét nghiệm panel dị ứng

Đây là phương pháp sử dụng que thử để chẩn đoán các dị nguyên gây dị ứng, có thể kiểm tra lên đến 63 loại dị nguyên trong một lần xét nghiệm.

4. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm dị ứng?

Xét nghiệm dị ứng nên được xem xét khi người bệnh có các triệu chứng sau:

Da nổi mẩn đỏ, ngứa kèm theo chảy nước mắt.

Sưng ở mặt, môi hoặc lưỡi.

Khó thở, đau ngực.

Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Ngoài ra, một số nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng cần đặc biệt lưu ý:

Người có tiền sử dị ứng trong gia đình: Dị ứng có thể có yếu tố di truyền trong gia đình.

Trẻ em: Dị ứng có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ và cần được theo dõi cẩn thận.

Người mắc bệnh mãn tính: Dị ứng có thể làm trầm trọng thêm các bệnh như hen suyễn, viêm mũi dị ứng.

Thông qua những thông tin trên, hy vọng bạn có thể nhận biết được những tình huống cần thực hiện xét nghiệm dị ứng, từ đó chủ động tìm kiếm phương pháp điều trị để tránh những nguy hiểm đến sức khỏe do dị ứng.

Nguồn: Tin y tế – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da tiếp xúc ánh sáng, một tình trạng ít được biết đến nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]