Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Máu không lên não là tình trạng gì? Có nguy hiểm không?

Máu không lên não gây đau đầu, chóng mặt, kém tập trung và nếu kéo dài có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, rối loạn thần kinh hoặc đột quỵ. Để hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm và cách khắc phục, hãy theo dõi thông tin chi tiết dưới đây.

1. Những dấu hiệu của tình trạng máu không lên não cần chú ý

Máu không lên não, hay còn gọi là thiểu năng tuần hoàn não, là tình trạng não bộ không nhận đủ lượng máu cần thiết cho hoạt động bình thường. Máu cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu, nên khi lưu thông máu giảm, tế bào não sẽ thiếu oxy, dẫn đến rối loạn chức năng não.

Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng người cao tuổi có nguy cơ cao hơn do sự suy giảm chức năng hệ tuần hoàn. Thầy Nguyễn Văn Đạt giảng viên trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết những dấu hiệu thường gặp bao gồm:

  • Mất thăng bằng, chóng mặt, cảm giác quay cuồng.
  • Khó khăn trong việc tập trung, trí nhớ giảm sút.
  • Đau đầu với cường độ từ nhẹ đến nặng, thường tại vùng thái dương hoặc phía sau đầu.
  • Tê bì chân tay hoặc cảm giác mất cảm giác.
  • Cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, ngay cả khi đã nghỉ ngơi.
  • Giấc ngủ không sâu hoặc khó ngủ.
  • Ngất xỉu.
<center><em>Máu không lên não dễ gây nên tình trạng chóng mặt, đau đầu </em></center>
Máu không lên não dễ gây nên tình trạng chóng mặt, đau đầu

2. Máu không lên não có nguy hiểm không?

Tình trạng máu không lên não không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM thầy Đạt cho biết:

2.1. Đột quỵ

Đây là hậu quả nguy hiểm nhất khi tình trạng máu không lên não trở nên nghiêm trọng. Khi não không nhận đủ máu, các tế bào não sẽ thiếu oxy và bị tổn thương nặng nề. Đột quỵ có thể xảy ra khi mạch máu não bị tắc hoặc vỡ, dẫn đến liệt, mất cảm giác, mất ý thức, thậm chí tử vong. Hậu quả không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh mà còn tác động đến gia đình và xã hội.

2.2. Suy giảm trí nhớ và nhận thức

Thiếu máu lên não kéo dài có thể làm tổn thương tế bào não, dẫn đến suy giảm trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi. Người bệnh có thể gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và xử lý thông tin. Nếu không được can thiệp kịp thời, họ sẽ đối mặt với nhiều rào cản trong cuộc sống, học tập và công việc.

2.3. Rối loạn tâm lý

Khi não không đủ oxy và dưỡng chất, chức năng thần kinh không hoạt động hiệu quả, dẫn đến thay đổi trạng thái tinh thần của người bệnh. Các biểu hiện thường thấy bao gồm:

Cảm giác lo lắng về sức khỏe hoặc các vấn đề trong cuộc sống.

Trầm cảm với triệu chứng buồn bã kéo dài, mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày, cảm giác vô vọng.

Khó kiểm soát cảm xúc, thường xuyên cáu gắt hoặc phản ứng thái quá với những tình huống đơn giản.

3. Biện pháp phòng ngừa tình trạng máu không lên não

Để giảm nguy cơ máu không lên não, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Thể dục đều đặn:

Việc tập thể dục không chỉ giúp cải thiện tuần hoàn máu mà còn duy trì lưu thông máu ổn định đến não. Các hoạt động như đi bộ, yoga và bơi lội rất hiệu quả trong việc phòng ngừa tình trạng này.

<center><em>Xây dựng chế độ ăn chế cân bằng cải thiện sức khỏe tốt</em></center>
 Xây dựng chế độ ăn chế cân bằng cải thiện sức khỏe tốt
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý:

Một chế độ ăn cân bằng với nhiều chất xơ, khoáng chất và vitamin sẽ giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch. Thực phẩm giàu omega-3, chẳng hạn như cá hồi, quả óc chó và dầu cá, rất quan trọng cho việc cải thiện lưu thông máu đến não. Đồng thời, hạn chế tiêu thụ thực phẩm nhiều đường, muối và chất béo.

  • Theo dõi cholesterol và huyết áp:

Nếu bạn mắc bệnh huyết áp, hãy tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị do bác sĩ chỉ định. Kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất quan trọng để phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu não.

  • Giảm căng thẳng:

Thực hành thiền định và tạo thói quen thư giãn giúp giảm stress, từ đó duy trì lưu lượng máu ổn định đến não.

  • Hạn chế thuốc lá và rượu bia:

Những thói quen này có thể gây xơ vữa động mạch và làm giảm chức năng tuần hoàn.

Nếu bạn gặp triệu chứng như chóng mặt, đau đầu kéo dài hoặc tê bì chân tay, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng xấu.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top