Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các chỉ số trong xét nghiệm máu quan trọng và các vấn đề cần chú ý

Cập nhật: 17/10/2024 | Người đăng: nguyen yến

Xét nghiệm máu là phương pháp kiểm tra sức khỏe quan trọng và không thể thiếu, giúp bác sĩ đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn.

Bài viết dưới đây Thầy Nguyễn Văn Đạt giảng viên trường Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cung cấp thông tin về ý nghĩa của một số chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu.

1. Thời điểm nào nên tiến hành xét nghiệm máu?

Xét nghiệm máu nên được thực hiện định kỳ để phát hiện các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn. Bên cạnh đó, cần tiến hành xét nghiệm ngay trong các trường hợp theo dõi bệnh lý mạn tính hoặc khi có triệu chứng bất thường về sức khỏe, chẳng hạn như:

Mệt mỏi kéo dài, cảm giác mất cân bằng thể chất.

Khó thở, đau ngực hoặc có dấu hiệu nghi ngờ bệnh lý tim mạch.

<center><em>Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe phổ biến</em></center>

Xét nghiệm máu là một trong những phương pháp kiểm tra sức khỏe phổ biến

2. Vai trò của các chỉ số xét nghiệm máu trong chẩn đoán và can thiệp y khoa

Xét nghiệm máu thường lấy mẫu từ tĩnh mạch để phân tích các thành phần trong máu. Các chỉ số xét nghiệm máu cung cấp thông tin về:

Số lượng và tình trạng của các tế bào máu.

Chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Đánh giá tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu và các vấn đề liên quan khác.

Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.

Thông qua các chỉ số này, bác sĩ có thể:

Chẩn đoán các bệnh lý huyết học.

Theo dõi quá trình điều trị và điều chỉnh phác đồ khi cần.

Cung cấp lời khuyên về dinh dưỡng, tập luyện và lối sống để cải thiện sức khỏe.

3. Tìm hiểu về các chỉ số xét nghiệm máu phổ biến nhất

Chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tại trường thầy Đạt cho biết:

3.1. Chỉ số huyết học

Các chỉ số huyết học liên quan đến số lượng và chất lượng của các tế bào máu, bao gồm:

– RBC (Red Blood Cell)

RBC là chỉ số hồng cầu trong máu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô. Giá trị bình thường của chỉ số RBC là:

+ Nữ giới: 3.9 – 5.03 T/L

+ Nam giới: 4.32 – 5.72 T/L

RBC thấp có thể chỉ ra tình trạng thiếu máu, trong khi RBC cao có thể liên quan đến các bệnh lý ở phổi hoặc tim mạch.

– WBC (White Blood Cell)

WBC phản ánh số lượng bạch cầu trong máu, đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại nhiễm trùng. Chỉ số WBC được coi là bình thường khi nằm trong khoảng 3.5 – 10.5 G/L. WBC tăng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về máu hoặc tình trạng viêm.

– Hemoglobin

Hemoglobin là protein trong hồng cầu, có chức năng mang oxy. Mức Hb thấp có thể cảnh báo tình trạng thiếu máu. Giá trị bình thường của Hemoglobin như sau:

+ Nữ giới: 12.5 – 15.5 g/dL

+ Nam giới: 13.5 – 17.5 g/dL

– Hematocrit (HCT)

Hematocrit là chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm của hồng cầu trong máu. Giá trị HCT bình thường là:

+ Nữ giới: 37 – 42%

+ Nam giới: 42 – 47%

HCT thấp có thể là dấu hiệu của thiếu máu.

3.2. Chỉ số sinh hóa máu

Các chỉ số sinh hóa máu giúp đánh giá chức năng của hệ cơ quan và mức độ chuyển hóa chất trong cơ thể.

– Glucose

Chỉ số này đo lường lượng đường trong máu, giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh tiểu đường. Giá trị bình thường sau khi nhịn ăn 8 giờ là khoảng 3.9 – 5.6 mmol/L.

– Creatinine

Creatinine là sản phẩm thải từ quá trình chuyển hóa cơ bắp, được thải ra qua thận.

Giá trị Creatinine bình thường là:

+ Nữ giới: 44 – 97 µmol/L

+ Nam giới: 53 – 106 µmol/L

Mức creatinine cao có thể cho thấy vấn đề về chức năng thận.

– Ure

Ure là sản phẩm thải từ quá trình phân giải protein. Giá trị ure máu bình thường là 2.5 – 7.5 mmol/L. Mức ure máu cao có thể chỉ ra suy giảm chức năng thận.

– Cholesterol

Cholesterol được chia thành hai loại: LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt). Giá trị bình thường của cholesterol như sau:

+ Cholesterol toàn phần: < 200 mg/dL (< 5.2 mmol/L)

+ LDL – Cholesterol: < 130 mg/dL (< 3.3 mmol/L)

+ HDL – Cholesterol: < 50 mg/dL (> 1.3 mmol/L)

Mức cholesterol cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

<center><em>Xét nghiệm ALT cung cấp chỉ số phản ánh chức năng gan</em></center>

Xét nghiệm ALT cung cấp chỉ số phản ánh chức năng gan

3.3. Chỉ số chức năng gan

– AST (Aspartate Aminotransferase)

AST là enzyme chủ yếu có trong gan, cơ tim và cơ xương. Sự hiện diện của AST trong máu cho thấy tế bào đã bị tổn thương. Giá trị bình thường của chỉ số AST trong máu là:

+ Nữ giới: 9 – 32 U/L (< 35 U/L)

+ Nam giới: 10 – 40 U/L (< 50 U/L)

Tăng cao AST thường chỉ ra tình trạng viêm gan, gan nhiễm mỡ hoặc tổn thương cơ tim.

+ ALT (Alanine Aminotransferase)

ALT cũng là enzyme chủ yếu trong gan. Giá trị bình thường của chỉ số ALT trong máu là khoảng 10 – 37 U/L. Tăng ALT có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương gan.

– Bilirubin

Bilirubin là sản phẩm từ quá trình phân hủy các hồng cầu già. Giá trị Bilirubin bình thường ở người trưởng thành là:

+ Bilirubin toàn phần: 0.2 – 1.0 mg/dL (3.4 – 17.1 µmol/L)

+ Bilirubin trực tiếp: 0 – 0.4 mg/dL (0 – 7 µmol/L)

+ Bilirubin gián tiếp: 0.1 – 1.0 mg/dL (1 – 17 µmol/L)

Mức bilirubin tăng cao có thể gây ra hiện tượng vàng da và cho thấy có vấn đề về gan.

3.4. Chỉ số điện giải

Các khoáng chất điện giải đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định của các cơ quan trong cơ thể. Các chỉ số xét nghiệm máu giúp đánh giá tình trạng điện giải như sau:

– Na+ (Natri)

Natri là khoáng chất giúp duy trì cân bằng nước và điện giải. Giá trị bình thường của Na+ là khoảng 135 – 145 mEq/L. Nồng độ natri bất thường có thể phản ánh các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh và tuần hoàn.

– K+ (Kali)

Kali đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của tim và cơ. Giá trị K+ bình thường dao động từ 3.5 – 5 mmol/L. Nếu phát hiện thiếu hụt hoặc dư thừa kali trong xét nghiệm, điều này có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim.

– Ca++ (Canxi)

Canxi là khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng, cũng như cho sự co giãn của cơ. Giá trị canxi huyết thanh bình thường như sau:

+ Canxi toàn phần: 2.1 – 2.6 mmol/L

+ Canxi ion hóa: 1.15 – 1.3 mmol/L

Nồng độ canxi bất thường trong máu có thể ảnh hưởng đến hoạt động thần kinh và cơ.

Xét nghiệm máu là công cụ quan trọng trong việc phát hiện và phòng ngừa nhiều bệnh lý. Thực hiện xét nghiệm máu định kỳ và hiểu rõ ý nghĩa của các chỉ số cơ bản sẽ giúp bạn nắm bắt tình trạng sức khỏe của mình.

Các khoảng tham chiếu được đề cập trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Tùy thuộc vào thiết bị xét nghiệm, thời điểm tiến hành và nghiên cứu, các giá trị này có thể thay đổi. Khoảng tham chiếu thường được ghi kèm theo kết quả xét nghiệm.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]