Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Người mắc viêm gan B có thể sống bao lâu? Cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?

Câu hỏi về việc mắc viêm gan B sống được bao lâu là mối quan tâm của nhiều bệnh nhân, bởi đây là căn bệnh rất nguy hiểm gây tổn thương gan và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như suy gan, ung thư gan..

<center><em>Mệt mỏi, vàng da là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý viêm gan B </em></center>
Mệt mỏi, vàng da là những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý viêm gan B

Ban cố vấn truyền thông Cao đẳng Y Dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ về bệnh viêm gan B cụ thể như sau:

1. Các giai đoạn phát triển của viêm gan B

Viêm gan B, hay còn gọi là viêm gan siêu vi B, là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và đe dọa tính mạng.

Bệnh viêm gan B tiến triển âm thầm và phức tạp, với hai giai đoạn chính:

  • Viêm gan B cấp tính

Thời gian: Kéo dài trong 6 tháng sau khi tiếp xúc với virus.

Triệu chứng: Người bệnh có thể không có triệu chứng hoặc có các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt, đau bụng, vàng da, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu, chán ăn.

Diễn biến: Nhiều trường hợp có thể tự loại bỏ virus và phục hồi hoàn toàn, đặc biệt là ở người trưởng thành. Tuy nhiên, người bệnh nên theo dõi sức khỏe và kiểm tra men gan định kỳ.

  • Viêm gan B mạn tính

Thời gian: Nếu virus tồn tại trong cơ thể hơn 6 tháng, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Triệu chứng: Một số người không có triệu chứng trong nhiều năm, nhưng có thể gặp các đợt cấp với triệu chứng mệt mỏi, đau vùng gan hoặc giống giai đoạn cấp tính.

Diễn biến: Nếu không kiểm soát, viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến nhiễm trùng gan, suy gan, xơ gan và thậm chí ung thư gan.

2. Bị viêm gan B sống được bao lâu?

Thời gian sống của người mắc viêm gan B phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, giai đoạn bệnh và hiệu quả điều trị. Cụ thể:

  • Đối với người mắc viêm gan B cấp tính

Khoảng 90% trường hợp viêm gan B cấp có thể tự phục hồi, chỉ 10% chuyển sang mạn tính. Phần lớn bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi và tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ. Tuy nhiên, cần kiểm tra men gan định kỳ sau 3-6 tháng để theo dõi bệnh và ngăn ngừa nguy cơ chuyển sang mạn tính.

  • Đối với người mắc viêm gan B mạn tính

Khi bệnh đã chuyển sang mạn tính, tuổi thọ phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Virus HBV có thể tồn tại ở hai dạng: hoạt động và không hoạt động.

Virus không hoạt động: Người bệnh có tuổi thọ tương đương với người bình thường vì virus không gây tổn thương gan. Tuy nhiên, cần kiểm tra men gan định kỳ và duy trì chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh.

Virus hoạt động: Bệnh nhân cần dùng thuốc đặc trị để kiểm soát virus. Nếu duy trì tâm lý thoải mái, chế độ sinh hoạt hợp lý, nhiều người có thể sống thọ đến 90 tuổi. Tuy nhiên, nếu virus hoạt động mạnh và gây biến chứng ung thư, thời gian sống chỉ khoảng 2-5 năm.

<center><em>Kiểm tra sức khỏe gan ít nhất 6 tháng một lần</em></center>
Kiểm tra sức khỏe gan ít nhất 6 tháng một lần

3. Làm gì để tăng tuổi thọ cho người mắc viêm gan B?

Để tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống khi mắc viêm gan B, người bệnh cần thực hiện một số biện pháp quản lý và chăm sóc sức khỏe. Cụ thể giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ:

Tuân thủ phác đồ điều trị: Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và chỉ định của bác sĩ.

Thăm khám định kỳ: Kiểm tra sức khỏe gan ít nhất 6 tháng một lần hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi tình trạng gan và phát hiện sớm các bất thường.

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm chức năng hoặc thuốc dược liệu nào, vì một số hoạt chất có thể gây hại cho gan hoặc tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng.

Chế độ ăn uống lành mạnh: Tiêu thụ nhiều trái cây, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu chất xơ để kiểm soát trọng lượng cơ thể.

Hoạt động thể chất: Thực hiện các bài tập như đi bộ hoặc bơi lội để cải thiện sức đề kháng và duy trì sức khỏe tổng thể.

Tránh các yếu tố gây hại: Không hút thuốc lá và không sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia, vì chúng có thể làm tăng gánh nặng cho gan.

Tiêm vắc xin phòng ngừa: Tiêm vắc xin phòng ngừa viêm gan A, B theo đúng lịch và đủ phác đồ để đạt hiệu quả bảo vệ cao nhất.

Thời điểm phát hiện bệnh rất quan trọng trong việc điều trị hiệu quả. Do đó, hãy chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc viêm gan B để có phương pháp điều trị phù hợp.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top