Để tìm cơ hội vào ĐH thí sinh vẫn sẽ đăng ký nhiều nguyện vọng, đây là quyền lợi và nhu cầu của học sinh trong mùa tuyển sinh.
- Đề xuất chỉ cho đăng ký tối đa 5 nguyện vọng trong mùa tuyển sinh 2019
- Các trường ĐH ngồi bàn tính cách lọc ảo năm 2019
- Tổ hợp xét tuyển dễ dàng học sinh coi chừng “đứt gánh”
Đề xuất giới hạn nguyện vọng vào Đại học
Cụ thể, tại hội nghị Chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học và trường sư phạm năm 2018 vừa diễn ra ở Hà Nội, một số lãnh đạo các trường Đại học đã nêu đề xuất, Bộ GD&ĐT có thể cân nhắc cho thí sinh không đăng ký nhiều nguyện vọng.
Điều này gây khó khăn cho các trường Đại học khi tiến hành lọc ảo, đúc rút từ 2 mùa tuyển sinh chung đó là năm 2017 và 2018. Bắt nguồn từ nguyên nhân có nhiều em có điểm trúng tuyển đăng ký vào các trường nhưng sau đó lại không nhập học.
Theo ông Nguyễn Vũ Quốc Huy, trường Đại học Y Dược – Đại học Huế cho rằng Bộ cần có một thống kê cụ thể xem số lượng thí sinh đăng ký nguyện vọng thứ 6 đến số 10 như thế nào.
Nếu không đáng kể thì không cần thiết cho phép thí sinh đăng ký nguyện vọng thoải mái như hiện nay. “Chỉ khoảng 5 nguyện vọng là nhiều rồi. Không cần đến 10 nguyện vọng. Bộ cần thống kê để đưa ra số liệu chính xác và tránh khó khăn trong lọc ảo” – ông Huy nói.
Cũng đồng quan điểm GS. Phạm Hồng Quang, giám đốc Đại học Thái Nguyên cũng đưa ra ý kiến nên cân nhắc việc cho thí sinh đăng ký thoải mái nguyện vọng. Khi đã không đam mê, không theo đuổi thì không biết việc cho phép các em đăng ký tới 10 NV chẳng để làm gì.
Phản hồi về vấn đề này đại diện Bộ GD&ĐT, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT hiện tại Bộ không giới hạn các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường.
Luật GD ĐH ngày càng mở rộng quyền của các chủ thể. Nên các trường phải chuẩn bị tinh thần để kiểm soát tình hình theo hướng đó. Nhìn chung, cần xác định việc tuyển sinh là phải sống chung với đăng ký nhiều nguyện vọng và sống chung với ảo.
Số lượng đăng ký nhiều nguyện vọng Đại học vẫn chiếm đa số
Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ GDĐH, Bộ GD&ĐT, cho biết thống kê của năm 2018 cho thấy những nguyện vọng từ 1 đến 3 trung bình khoảng 16 – 17%. 13% chỉ có 4 NV, 7% chỉ có 5 nguyện vọng. Như vậy, từ nguyện vọng thứ 6 trở lên là có tới 27%.
Kỳ tuyển sinh năm 2018 thí sinh đăng ký 2.750.444 nguyện vọng xét tuyển, tăng 7,1 % so với mùa tuyển sinh năm 2017. Trong đó khối ngành kinh doanh vẫn chiếm vị trí độc tôn khi có phần lớn nguyện vọng thí sinh đăng ký vào đây.
Các nhóm ngành có số đăng ký nguyện vọng chiếm đa số đó là:
“Kinh doanh và quản lý, Pháp luật; Nhân văn, Khoa học xã hội và hành vi, Báo chí và thông tin, Dịch vụ xã hội, Khách sạn-du lịch-thể thao và dịch vụ cá nhân, Dịch vụ vận tải, Môi trường và bảo vệ môi trường, An ninh quốc phòng; Toán và thống kê, Máy tính và công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật, Kỹ thuật, Sản xuất và chế biến, Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thủy sản, Thú y”.
Tổ hợp khối A00 là tổ hợp có lượng thí sinh lựa chọn nhiều nhất với gần 31% . Những năm gần đây cũng cho thấy việc thí sinh có xu hướng đang dần dịch chuyển sang các khối ngành xã hội.
Năm 2018 cũng chứng kiến có thí sinh đăng ký đến 48 nguyện vọng và năm 2017 cũng có thí sinh đăng ký tới hơn 30 nguyện vọng. Tuy nhiên việc cho đăng ký nhiều nguyện vọng không đồng nghĩa với việc sẽ trúng tuyển nếu không biết phân bổ.
Tổng hợp tin giáo dục về kỳ thi THPT Quốc Gia