Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Indomethacin là gì?

Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng thuốc Indomethacin trong trường hợp nào và sử dụng như thế nào là an toàn và hiệu quả? Thông tin sẽ được các dược sĩ chia sẻ từ các dược sĩ  ở bài viết sau đây.

Tìm hiểu về Indomethacin

Thông tin thuốc Indomethacin

Tên gốc: indomethacin
Phân nhóm: kháng viêm không steroid
Tên biệt dược: Indocin®, Indocin® SR, Tivorbex®
Tên hoạt chất: Indomethacin.

Tác dụng Indomethacin

Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội cho biết Indomethacin là thuốc kháng viêm giảm đau hoạt động bằng cách giảm các hormone gây viêm và đau trong cơ thể.
Chỉ Định Của Indometacin
• Viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm dính cột sống ,dính khớp…
• Chỉ định tương đối: Điều trị tổn thương xương khớp trong các bệnh lý về xương khớp, tổn thương xương khớp khi điều trị giai đoạn tăng viêm và đau các đợt đau câp do thấp khớp .
• Đau sau phẫu thuật.
• Đau đầu kiểu đau nửa đầu kịch phát kèm nhiều đợt đau hàng ngày ở vùng mắt, trán và thái dương ngày và đêm, kèm theo chảy nước mắt nước mũi.
• Cơn đau Gout cấp.

Chống Chỉ Định Của Indometacin

• Người có tiền sử dị ứng với indomethacin và các chất tương tự, kể cả với aspirin .
• Loét dạ dày tá tràng.
• Suy gan nặng, xơ gan.
• Suy thận .
• Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
• Bệnh lý về suy tim mạch.
• Trẻ em từ 2 tuổi, trừ các trường hợp thật đặc biệt mới sử dụng và phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
• Không dùng dạng đặt trực tràng cho người bị viêm hậu môn hoặc chảy máu hậu môn.
• Không dùng cho bệnh nhân bị polyp mũi.
• Phụ nữ có thai ba tháng cuối của thai kỳ hoặc phụ nữ cho con bú.

Liều dùng Indomethacin

– Người lớn :
Liều thông thường cho bệnh gút cấp tính: bạn cho người bệnh dùng 50mg / 3 lần / ngày đến khi cơn đau được kiểm soát.
Liều thông thường cho viêm gân: bạn cho người bệnh dùng 75mg – 150mg / 3 đến 4 lần/ngày.
Liều thông thường để giảm đau: dùng 20mg / 2 lần /ngày.
Liều thông thường dành cho viêm khớp dạng thấp: dùng 25mg/ 2 – 3 lần / ngày sau đó tăng liều .Liều tối đa hàng ngày là 200mg nếu có sự cho phép của bác sĩ.
– Trẻ em
Vì liều lượng thuốc dành cho mỗi bệnh nhi và từng bệnh trạng là khác nhau, do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chỉ Định Của Indometacin

• Bệnh viêm khớp : như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, hội chứng Reiter.
• Chỉ định tương đối: Điều trị tổn thương xương khớp , tổn thương xương khớp khi điều trị giai đoạn tăng viêm và đau các cơ do thấp, nhưng chỉ trong 1 thời gian ngắn.
• Đau sau phẫu thuật.
• Đau nửa đầu kịch phát kèm nhiều đợt đau hàng ngày ở vùng mắt, trán và thái dương ngày và đêm, kèm theo chảy nước mắt nước mũi.
• Cơn cấp bệnh gút.

Chống Chỉ Định Của Indometacin

• Có tiền sử dị ứng với indomethacin và các chất trong thành phần của thuốc
• Nổi mày đay khi dùng các thuốc chống viêm không steroid khác.
• Loét dạ dày tá tràng.
• Suy gan nặng, xơ gan.
• Suy thận (mức lọc cầu thận dưới 30 ml/phút).
• Người mang thai hoặc cho con bú.
• Bệnh lý về Tim mạch
• Trẻ em từ 2 – 4 tuổi, phải được theo dõi chặt chẽ khi dùng thuốc.
• Trẻ sơ sinh thiếu tháng đang có nguy cơ chảy máu như: chảy máu dạ dày, xuất huyết trong sọ, trẻ có giảm tiểu cầu và rối loạn đông máu.
• Không đặt trực tràng cho người bị viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.
• Không dùng cho bệnh nhân bị phù nề,polyp mũi.
• Phụ nữ có thai 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc cho con bú.

Điều trị tổn thương xương khớp

Cách dùng Indomethacin

Dược sĩ văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết người bệnh cần:

Dùng thuốc indomethacin theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ và tư vấn của dược sĩ và các các hướng dẫn trên nhãn thuốc.
Việc sử dụng liều thấp nhất sẽ có hiệu quả trong điều trị tình trạng viêm hoặc đau.
Không được nhai nghiền nát, , phá vỡ, hoặc mở một viên . Bạn phải uống, nuốt viên thuốc với nước.
Nếu sử dụng thuốc này lâu dài, bạn có thể cần các xét nghiệm y khoa thường xuyên.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Tác dụng phụ Indomethacin

Tác dụng phụ nghiêm trọng như:
• Thay đổi tầm nhìn;
• Thở ngắn (ngay cả khi cố gắng);
• Phù hoặc tăng cân nhanh;
• Dấu hiệu phát ban da, bất kể nhẹ;
• Dấu hiệu bị chảy máu dạ dày;
• Các vấn đề về gan như buồn nôn, đau dạ dày, ngứa, cảm giác mệt mỏi;
• Các vấn đề về thận như ít hoặc không có tiểu tiện, đau hoặc khó tiểu, sưng ở bàn chân hoặc mắt cá chân, cảm thấy mệt mỏi hoặc thở ngắn;
• Tế bào hồng cầu thấp (thiếu máu).
Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo Indomethacin

Khi sử dụng indomethacin cần thận trọng:
• Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
• Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của indomethacin;
• Đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng);
• Đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý khác như bệnh tim, hen suyễn và một số bệnh khác.

Tương tác Indomethacin

Thuốc indomethacin có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của một số thuốc khác
Những thuốc có thể tương tác với thuốc indomethacin bao gồm:
• Cyclosporine;
• Lithium;
• Methotrexate;
• Probenecid;
• Chất chống đông máu (warfarin);
• Thuốc trị đau tim hoặc huyết áp, thuốc lợi tiểu;
• Thuốc steroid (như prednisone);
• Naproxen.
Thuốc indomethacin có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống:
• Thức ăn,
• Rượu và
• Thuốc lá
• Có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.

Thuốc indomethacin

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc indomethacin?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Bạn cần báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đặc biệt là:
• Bệnh tim;
• Huyết áp cao;
• Cholesterol cao;
• Bệnh tiểu đường;
• Hút thuốc lá;
• Tim mạch, đột quỵ hoặc cục máu đông;
• Tiền sử loét dạ dày hoặc chảy máu;
• Hen suyễn;
• Bệnh gan hoặc thận;
• Phù.

Bảo quản Indomethacin

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng.
Để xa tầm tay trẻ em.Dạng bào chế Indomethacin

Thuốc indomethacin có dạng viên nang và hàm lượng 25 mg/50mg/75mg/25mg.

Bài viết được caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp từ : DS.CKI Lý Thanh Long

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top