Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Học cách kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả bậc nhất từ “xứ sở kim chi”

Rất nhiều người thắc mắc, khi Hàn Quốc được nhận định là “ổ dịch” lớn nhất chỉ sau Trung Quốc mà không cần phong tỏa vẫn kiểm soát được dịch Covid hiệu quả. Vậy chúng ta đã học được bài học như thế nào ở “xứ sở kim chi”?

K S
 Học cách kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả bậc nhất từ “xứ sở kim chi”

Theo nguồn tin y tế mới nhất cập nhật, giữa bối cảnh châu Âu “quay cuồng” trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, Mỹ hối hả hành động để ngăn chặn nguy cơ lây lan virus khi các ca nhiễm không ngừng gia tăng thì đất nước Hàn Quốc “nổi lên” như một biểu tượng hy vọng và hình mẫu chống lại dịch bệnh bên ngoài Trung Quốc. Tốc độ lây nhiễm ở quốc gia 50 triệu dân này đang giảm dần khi số ca nhiễm hàng ngày chỉ ở mức 2 chữ số, thấp hơn hẳn so với con số 909 ca vào ngày cao điểm nhất là 29/2. Điều đáng để người dân trên thế giới quan tâm là  Hàn Quốc làm được điều này mà không cần phong tỏa toàn bộ đất nước hay thực hiện những biện pháp quản lý chặt chẽ như cách Trung Quốc kiểm soát dịch bệnh. Vậy họ đã làm như thế nào?

Bài học từ dịch MERS

Hàn Quốc đã học được tầm quan trọng của việc sẵn sàng đối phó với dịch bệnh từ những bài học thực tế xương máu. Năm 2015, một doanh nhân Hàn Quốc đã mắc MERS sau khi tới 3 nước Trung Đông và về nước. Người này được điều trị tại 3 cơ sở y tế của Hàn Quốc trước khi được chẩn đoán đã mắc MERS và được cách ly. Vào thời điểm đó, bệnh nhân này đã tạo ra một chuỗi lây nhiễm với 186 trường hợp nhiễm bệnh và 36 ca tử vong. Tuy nhiên, sau quá trình theo dõi, xét nghiệm và cách ly gần 17.000 người, dịch bệnh đã được dập tắt sau 2 tháng. Chuyên gia Kim Woo-Joo tại Đại học Hàn Quốc cho biết: “Kinh nghiệm đó đã cho thấy rằng việc xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình kiểm soát dịch bệnh”.

“Kinh nghiệm từ dịch MERS chắc chắn đã giúp chúng tôi cải thiện công tác ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh tại các bệnh viện. Cho tới nay, chưa có nhân viên y tế Hàn Quốc nào mắc Covid-19”, Oh Myoung-Don – một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Seoul đánh giá.

Thông tin minh bạch

Ngăn chặn dịch bệnh là quá trình xác định và cách ly các cá nhân nhiễm bệnh nhanh nhất có thể, ngăn chặn họ lây nhiễm virus cho những người không bị nhiễm bệnh khác. Trong quy trình này, yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là có một quy trình thao tác tiêu chuẩn (Standard operating procedure – SOP) – một hệ thống quy trình, được tạo ra để hướng dẫn và duy trì chất lượng công việc.

Cho tới nay, Hàn Quốc là một trong số ít quốc gia cho thấy họ có một hệ thống SOP nhất quán và hiệu quả. Điều này không mấy ngạc nhiên, nhất là khi quốc gia này đầu tư đáng kể vào việc ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm sau những kinh nghiệm trước đó từ dịch SARS và MERS. Hệ thống SOP của Hàn Quốc yêu cầu 5 bước: một chiến dịch thông tin minh bạch và mạnh mẽ, xét nghiệm với số lượng lớn, cách ly các cá nhân nhiễm bệnh, điều trị những trường hợp cần chữa trị và khử trùng khu vực có nguy cơ lây nhiễm. Những biện pháp này rất rõ ràng nhưng việc thực hiện nghiêm túc như thế nào sẽ quyết định hiệu quả của chúng ra sao.

Thông tin minh bạch luôn là bước quan trọng đầu tiên trong bất kỳ nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh nào. Tại Hàn Quốc, chiến dịch này tập trung vào 2 thành tố quan trọng: các nhân tố rủi ro và các biện pháp hữu ích.

Các nhân tố rủi ro là để chỉ thông tin về tình hình ngay lập tức. “Ai xung quanh tôi đã bị nhiễm bệnh? Liệu tôi có đi tới một cửa hàng tiện lợi nào đó mà những người nhiễm bệnh đã lui tới hay không?” Đây là những điều mà mọi người phải biết để đưa ra quyết định liệu họ có nên đi xét nghiệm hay không.

Cach Ly

Cách ly các đối tượng nghi ngờ hoặc tiếp xúc vơi bệnh nhân F1

Tại Hàn Quốc, câu trả lời cho những câu hỏi trên được chính phủ cung cấp hàng ngày thông qua các cuộc họp báo, các trang web, tin nhắc tự động như một biện pháp duy trì liên lạc liên tục với những địa phương xuất hiện những ca bệnh mới được chẩn đoán. Danh sách các nhà hàng, các cửa hàng và nhà thờ cũng được gửi kèm để mọi người có thể nhanh chóng biết được liệu họ có nguy cơ bị nhiễm bệnh hay không. Các tin nhắn này được gửi trực tiếp tới từng số máy nên sẽ không cần lo ngại về tính xác thực của thông tin cũng như xóa tan nhưng lo ngại về tin giả .

Các biện pháp hữu ích bao gồm những giải thích chi tiết về SOP và lời những khuyến cáo chung về sự lây nhiễm của virus. Khuyến cáo này thường xuất hiện hàng ngày trên ti vi, báo đài, quảng cáo trên mạng nhằm nhắc nhở mọi người tránh tập trung nơi đông người và có các biện pháp vệ sinh phòng ngừa dịch bệnh hợp lý. Tất cả các bước trên đều được thực hiện đồng thời đã nâng cao nhận thức trong cộng đồng về việc mọi người có thể bảo vệ nhau và ngăn ngừa dịch bệnh như thế nào.

Các thông tin này cũng có vai trò xóa tan sự lệch lạc về thông tin như tin đồn, tin giả, để từ đó giảm thiểu khả năng người dân thực hiện những hành vi không cần thiết, hoặc thậm chí phản khoa học.

Xét nghiệm nhanh và hiệu quả – mấu chốt để kiểm soát dịch bệnh

Minh bạch thông tin sẽ không đạt được sự hữu ích tối đa, trừ khi kết hợp với một quy trình xét nghiệm hiệu quả. Ở đây, chính phủ Hàn Quốc đã rất quyết đoán khi khiến cho việc xét nghiệm trên toàn quốc luôn sẵn sàng, thậm chí cử cả đội ngũ y tế đến những khu vực nông thôn xa xôi và lập các trung tâm xét nghiệm trên đường ở những thành phố lớn, chẳng hạn như Daegu. Hàn Quốc hiện có 43 trạm xét nghiệm trên đường – một mô hình mà hiện Mỹ, Canada và Vương quốc Anh đều đang học tập.

Quy mô xét nghiệm và tốc độ xét nghiệm là những nhân tố quan trọng trong việc ngăn chặn dịch bệnh. Để đạt được điều này, Hàn Quốc hiện có khả năng thực hiện hơn 10.000 xét nghiệm hàng ngày trên hầu hết các khu vực trên đất nước. Thời gian có kết quả cũng rất nhanh khi người xét nghiệm sẽ nhận được thông báo về tình trạng của mình trong 24 giờ qua tin nhắc gửi tới từng số máy.

Sau khi dịch Covid-19 mới bắt đầu bùng phát ở Trung Quốc, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đã nhanh chóng phát triển quy trình xét nghiệm và hợp tác với các nhà sản xuất để phát triển bộ kit xét nghiệm thương mại. Bộ kit đầu tiên đầu tiên đã được chấp nhận ngày 7/2, khi mà Hàn Quốc chỉ ghi nhận 1 vài ca nhiễm.

11 ngày sau, 1 người phụ nữ 61 tuổi, còn gọi là “trường hợp thứ 31” đã dương tính với virus SARS-CoV-2. Người này đã tham gia các hoạt động của giáo phái Tân Thiên Địa tại 1 nhà thờ ở Daegu từ ngày 9 – 16/2 và sau đó sốt nhẹ. Hàn Quốc ghi nhận hơn 2.900 ca nhiễm mới chỉ 12 ngày sau, phần lớn đều là thành viên của giáo phái Tân Thiên Địa. Chỉ riêng trong ngày 29/2, KCDC ghi nhận hơn 900 trường hợp nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc lên 3.150 và khiến quốc gia này trở thành ổ dịch lớn nhất ngoài Trung Quốc đại lục. Ngay sau đó, Hàn Quốc đã thực hiện một loạt những biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan mà trước tiên, những nỗ lực theo dõi tiếp xúc tập trung vào ổ dịch của giáo phái Tân Thiên Địa.

Những bệnh nhân rủi ro cao khi mắc các bệnh nền sẽ được ưu tiên điều trị tại bệnh viện. Những người có các triệu chứng trung bình được đưa tới các cơ sở y tế tận dụng từ những không gian công cộng để họ nhận được sự hỗ trợ và giám sát y tế. Những người đã hồi phục và âm tính 2 lần với virus SARS-CoV-2 sẽ được ra viện. Việc liên lạc với những người có triệu chứng nhẹ tự cách ly 2 tuần thường xuyên được duy trì. Những người vi phạm quy định cách ly sẽ bị phát 3 triệu won (khoảng 2.500 USD). Nếu một dự thảo luật gần đây của Hàn Quốc trở thành luật, mức phạt sẽ tăng lên 10 triệu won và nhiều nhất là 1 năm tù.

Xet Nghiemj Covid

Việt Nam thực hiện xét nghiệm Covid-19 trên nhiều bệnh viện

Như vậy, đằng sau thành quả kiểm soát dịch bệnh của Hàn Quốc là một chương trình xét nghiệm có tổ chức và lớn nhất thế giới, kết hợp với những nỗ lực tối đa nhằm cách ly những người nhiễm bệnh, cũng như theo dõi và cách ly cả những người mà họ tiếp xúc. Hàn Quốc đã xét nghiệm cho hơn 270.000 người, tức là cứ 1 triệu dân thì thực hiện được hơn 5.200 xét nghiệm – một tỷ lệ nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Bahrain, trang web Worldometer cho biết. Mỹ cho tới nay mới thực hiện được 74 xét nghiệm trong số 1 triệu dân, theo dữ liệu từ Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh (CDC) của nước này.

Theo giảng viên đào tạo Cao đẳng Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, Hiện nay để tránh dịch bệnh lây lan, nước ta cũng đang tiến hành xét nghiệm với các đối tượng có biểu hiện của bệnh, người tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, đồng thời thực hiện cách lý với các đối tượng tiếp xúc. Vì thế người dân không nên quá hoang mang lo lắng mà cần cập nhật thông tin thường xuyên, làm theo đúng sự chỉ đạo của Bộ Y tế, dịch bệnh sẽ nhanh được đẩy lùi.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn – Tổng hợp và biên tập

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top