Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

4 CÁCH BẢO VỆ SỨC KHOẺ TINH THẦN CỦA BẠN TRƯỚC NHỮNG TIN TỨC CĂNG THẲNG

Năm 2022 cũng là một năm bắt đầu không khởi sắc. Từ làn sóng omicron khổng lồ của đại dịch Covid đến chiến tranh ở Ukraine… Và sắp tới chúng ta có thể sẽ đối mặt với nạn thiếu lương thực và khí đốt trầm trọng do hậu quả của đại dịch covid và chiến tranh gây ra. Dường như chúng ta cập nhật những tin tức thất vọng hàng ngày.

4 cách giúp giảm căng thẳng

Tất nhiên, là chúng ta phải cập nhật thông tin. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết việc đọc quá nhiều tin tức có liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần, bao gồm trầm cảm, lo lắng và các triệu chứng căng thẳng. Vậy làm thế nào để bạn có thể quản lý hiệu quả sức khỏe của mình trong khi vẫn cập nhật thông tin? Dưới đây là bốn lời khuyên từ các chuyên gia hàng đầu:

1/ Đọc tóm tắt hoặc đọc lướt qua các đề mục không xem hình ảnh hoặc video

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết khi xem hoặc nghe thấy người khác đang đau khổ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của chính bạn. Sperling – một trong các chuyên gia về tâm lý sức khỏe cho biết các bản tóm tắt tin tức không kèm theo bất kỳ hình ảnh hoặc video nào có thể làm cho ta giảm bớt “ám ảnh”lo lắng. Bên cạnh đó các chuyên gia cũng khuyên bạn nên hạn chế tiếp thu những tin tức có chủ đích như thói quen mỗi ngày. Chẳng hạn như một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối. Việc này có thể hữu ích nếu như bạn không kiểm tra tin tức quá nhiều lần.

Bạn có thể có thêm một lưu ý đó là giới hạn lượng thời gian bạn dành cho mỗi lần kiểm tra tin tức. Điều này giúp bạn không bị “vùi dập” hoặc say sưa với những tin tức tiêu cực.

2/ Đừng xem lại các báo cáo tin tức tương tự

Dana Rose Garfin, một trợ lý giáo sư tại Đại học California, đã dành hơn 13 năm để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của việc tiếp xúc với với nhiều tin tức lên cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Cô ấy nói rằng các hãng tin tức có xu hướng báo cáo lặp đi lặp lại cùng một thông tin để tăng lượng truy cập hoặc cập nhật thông tin kịp thời đến người dân, điều này không có lợi cho một số người.

Cô ấy khuyên bạn chỉ nên nghe tin tức hàng ngày từ một nguồn thông tin đáng tin cậy và đồng ý với các đề xuất của Sperling là tránh các hình ảnh hoặc video thương tâm hoặc phản cảm và hạn chế thời gian truy cập thông tin của bạn. Đối với Garfin, giới hạn thời lượng tiếp thu tin tức tối đa là khoảng 20 đến 30 phút mỗi ngày là tốt.

3/ Tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc làm điều mình yêu thích

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng cho biết tìm cách quyên góp hoặc dành thời gian của bạn vào các hoạt động tình nguyện. Trong tình hình hiện nay, bạn có thể làm gì đó để giúp đỡ những người tị nạn Ukraine chẳng hạn. Nó có thể làm bạn hạnh phúc và có động lực hơn khi bạn giúp đỡ người khác. Đó là một cách giúp giảm căng thẳng và quản lý sức khỏe tinh thần của bạn.

Tham gia các hoạt động tình nguyện

 Bên cạnh đó, Sperling nói rằng hành động tham gia tình nguyện có thể giúp giảm bớt cảm giác bất lực mà nhiều người cảm thấy trong thời gian khủng hoảng. Garfin cũng đồng ý rằng : “bất kỳ người nào cũng cảm thấy việc giúp đỡ người khác sẽ giúp họ cảm thấy tốt hơn”.

4/ Tập trung vào việc tự chăm sóc bản thân hàng ngày của bạn

Garfin nói: Bạn cảm thấy buồn  và một chút lo lắng về tin tức từ Ukraine là điều bình thường. Cô ấy nói rằng điều quan trọng cần nhớ là luôn tuân thủ việc tự chăm sóc bản thân trong những thời điểm khó khăn hoặc căng thẳng là rất quan trọng.

Điều đó có nghĩa là luôn ngủ đủ giấc và tập thể dục, duy trì kết nối với bạn bè và gia đình và tham gia vào các hoạt động khác mà bạn cảm thấy thoải mái – từ thiền hoặc yoga đến cầu nguyện hoặc thậm chí chỉ xem một bộ phim. Theo Garfin: “Nó có thể giúp bạn thoải mái, giảm bớt áp lực và tập trung tốt vào tâm trí của mình hơn.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top