Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Tìm hiểu về cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp thường được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị căn bệnh thoát vị đĩa đệm bởi an toàn và những hiệu quả to lớn mà nó đem lại trong điều trị căn bệnh này.

Thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu
Thoát vị đĩa đệm và phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở những người làm văn phòng hoặc những người làm việc nặng quá sức. Trước đây căn bệnh này thường chỉ gặp ở độ tuổi trung niên trở lên nhưng hiện nay đã xuất hiện nhiều trên các bạn trẻ. Khi bị thoát vị đĩa đệm bán sẽ thường gặp một số triệu chứng như đau, khó chịu ở vùng lưng và hạn chế vận động. Đa số các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tập vật lý trị liệu, vậy vật lý trị liệu giúp người bệnh điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Những vấn đề sức khỏe gặp phải khi bị thoát vị đĩa đệm

Trong cơ thể con người, đĩa sống có phần lõi bên trong khá mềm và lớp vỏ cứng bên ngoài do chất xơ tạo thành. Các đĩa nằm vững chắc giữa hai xương đốt sống, đĩa sống kết nối với các xương đốt sống tạo nên xương sống (hay còn gọi là xương cột sống). Đĩa sống hoạt động như một miếng đệm hấp thụ lực, từ đó cho phép cột sống có thể cử động linh hoạt, đồng thời cũng giữ cho cột sống luôn thẳng đúng vị trí.

Khi đĩa sống bị thoái hóa theo thời gian (do mất nước và co lại) hoặc do các vết nứt xuất hiện ở phần vỏ, làm phần lõi của đĩa sống trượt ra ngoài; bạn sẽ mắc thoát vị đĩa đệm. Cổ và lưng là những khu vực trên cơ thể dễ bị thoát vị đĩa đệm nhất, các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Đầu tiên, nếu bạn mắc phải tình trạng thoái hóa đĩa sống, bạn sẽ gặp những triệu chứng như:

  • Đau ở vùng bị tổn thương như cổ hoặc lưng;
  • Cơn đau có thể trầm trọng hơn khi bạn vận động. Ví dụ: bạn sẽ thấy đau hơn khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, hoặc khi bạn xoay, gập cổ, lưng; và cơn đau sẽ giảm bớt nếu bạn đi bộ hoặc chạy;
  • Đa số những cơn đau này kéo dài và liên tục, được gọi là những cơn đau mãn tính, tuy nhiên có khi bạn sẽ bị đau nặng hơn và kéo dài khoảng vài ngày hoặc vài tháng;
  • Bạn có thể cảm thấy đỡ đau hơn khi thay đổi tư thế thường xuyên;

Sau tiến trình thoái hóa đĩa sống, nếu bạn mắc phải thoát vị đĩa đệm sẽ gặp các dấu hiệu như sau:

  • Nếu một đĩa đệm bị thoát vị ở lưng, bạn sẽ thường cảm thấy đau ở mông, chân, bàn chân. Nếu một đĩa đệm thoát vị ở cổ, bạn sẽ cảm thấy đau ở vai, cánh tay. Bởi vì các đĩa sống bị thoát vị có thể đè ép lên các rễ thần kinh gần đó chi phối cho tay và chân. Thoát vị đĩa đệm thường ảnh hưởng đến một bên của cơ thể;
  • Tê và ngứa ran ở chân, bàn chân, hoặc ngón chân (đĩa đệm thoát vị thắt lưng), và cánh tay, bàn tay, ngón tay (thoái hóa đốt sống cổ);
  • Bạn có thể xuất hiện triệu chứng yếu cơ ở tay, điều này khiến cho việc cầm đồ vật trở nên khá khó khăn. Nếu yếu cơ xảy ra ở chân, việc đi bộ và đứng yên sẽ trở nên khó khăn hơn.

Những tác dụng của vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể dẫn đến một số vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, vật lý trị liệu có thể giúp bạn giảm bớt sự khó chịu và hạn chế. Vật lý trị liệu tập trung vào điều trị các triệu chứng chứ không thể chữa lành hoàn toàn được bệnh.

  • Vật lý trị liệu giúp giảm đau;
  • Vật lý trị liệu làm giảm áp lực lên các dây thần kinh;
  • Vật lý trị liệu tăng cường sức mạnh cơ bắp ở những khu vực bị ảnh hưởng;
  • Vật lý trị liệu làm tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh;
  • Vật lý trị liệu giúp bạn thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn.

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu

Người bệnh bị thoát vị đĩa đệm  thoát vị đĩa đệm, kể cả các trường hợp nặng, có thể điều trị bằng trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật hay sử dụng thuốc. Các bác sĩ có thể điều trị tận gốc các bệnh về đĩa đệm và bản thân đĩa đệm, bằng những động tác nhẹ nhàng nắn chỉnh và sắp xếp các đốt sống về đúng vị trí vốn có của nó. Thêm vào đó, phương pháp trị liệu DTS (Decompression Traction System /Therapy) kéo giãn làm giảm áp lên cột sống, giúp điều trị bệnh hiệu quả. Phương pháp trị liệu DTS, kết hợp với vật lý trị liệu và một số bài tập thể dục, thay thế cho phẫu thuật và trị tận gốc căn bệnh, đem lại hiệu quả lâu dài cho bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm.

Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đêm bằng vật lý trị liệu
Phương pháp điều trị thoát vị đĩa đêm bằng vật lý trị liệu

Những trường hợp nào không nên tập vật lý trị liệu?

Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là một phương pháp chữa bệnh áp dụng các liệu pháp vận động và liệu pháp vật lý trị liệu nhằm khôi phục chức năng vận động của cơ thể trước khi mắc bệnh. Đối tượng của phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu là những người khuyết tật, người bị di chứng bại liệt sau tai nạn hoặc bị cứng khớp, cứng cơ sau phẫu thuật. Phương pháp này giúp cho bệnh nhân phục hồi, thích nghi, nâng cao sức khỏe và tái hòa nhập cộng đồng.

Tuy nhiên, nếu bị người bệnh gãy xương hoặc khối u ở cột sống, bạn không nên tập vật lý trị liệu. Ngay cả khi bạn cố gắng tập vật lý trị liệu thì cũng không mang lại sự cải thiện. Bởi vì:

  • Kế hoạch điều trị chỉ bao gồm những biện pháp thụ động, trong khi bạn cần một phương pháp điều trị bao gồm cả các biện pháp thụ động và chủ động;
  • Khi huấn luyện viên không thể hiểu rõ về tình trạng bệnh sẽ đưa ra những bài tập không phù hợp khiến bạn không thể thực hiện các bài tập này đúng cách. Do đó, không mang lại kết quả trong điều trị;
  • Vì tình trạng bệnh lý đặc biệt nên đôi khi bạn không thể thực hiện được một số động tác theo hướng dẫn, điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị;
  • Vì thời gian luyện tập chưa đủ: vật lý trị liệu có tác dụng từ từ. Bạn hãy nhớ rằng, tất cả mọi thứ cần có thời gian.

Hiện nay, các bệnh về cột cũng như đĩa đệm khá phổ biến. Để chữa bệnh tận gốc và hiệu quả, người bệnh có thể cân nhắc phương pháp điều trị áp dụng vật lý trị liệu kết hợp trị liệu thần kinh cột sống. Người bệnh có thể đến gặp bác sĩ xương khớp hoặc chuyên gia trị liệu thần kinh cột sống để được thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp với bản thân.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top