Thiếu sắt và thiếu máu do dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
1. Nguyên nhân và triệu chứng của thiếu sắt và thiếu máu do dinh dưỡng
Dược sĩ cô Nguyễn Hoàng Duyên, giảng viên Cao đẳng dược tphcm công tác tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:
Sắt đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chức năng của cơ thể. Nó là thành phần chính của hemoglobin, giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ quan khác; tham gia vào việc hình thành myoglobin – sắc tố hô hấp của cơ thể; tạo thành nhiều enzyme quan trọng trong hệ miễn dịch và tham gia vào quá trình truyền tải điện tử để tạo năng lượng trong hầu hết các loại tế bào. Thiếu sắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi.
1.1. Nguyên nhân gây thiếu sắt bao gồm:
Chế độ ăn uống không cung cấp đủ chất sắt: Ăn kiêng, ăn chay, hoặc chế độ ăn không cân đối giữa các chất.
Nhu cầu cung cấp sắt tăng cao: Trẻ em trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Mất máu kéo dài: Bao gồm phụ nữ có kinh nguyệt kéo dài, viêm loét dạ dày, khối u đường tiêu hóa, nhiễm ký sinh trùng. Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến gây thiếu máu thiếu sắt và cần được phát hiện, điều trị cả vấn đề thiếu sắt lẫn nguyên nhân cơ bản.
Nhiều trường hợp chỉ thiếu sắt mà không thiếu máu, dẫn đến bị bỏ sót trong chẩn đoán. Bệnh nhân có thể trải qua các triệu chứng tương tự thiếu máu nhưng không rõ nguyên nhân vì công thức máu không bất thường, cho đến khi được định lượng ferritin. Tại Vinmec, đã phát hiện nguyên nhân cường kinh gây thiếu sắt ở phụ nữ, trước đây chỉ được xem là do cơ địa kinh nguyệt nhiều, góp phần quan trọng trong việc kiểm soát biến chứng thiếu sắt kéo dài.
Ngoài ra, một số trường hợp hiếm gặp khác liên quan đến rối loạn hấp thu, vận chuyển, phân phối sắt.
1.2. Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu và thiếu sắt
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu và thiếu sắt thường diễn ra từ từ, khó nhận biết. Tùy thuộc vào mức độ thiếu sắt, các dấu hiệu có thể bao gồm:
- Da xanh xao, đặc biệt ở lòng bàn tay, bàn chân, vành tai, và niêm mạc họng.
- Tóc khô, dễ gãy rụng, bạc sớm.
- Bị khô phần móng tay, mất bóng, có khía.
- Có khả năng vận động yếu, chậm chạp, mệt mỏi, kém tập trung và hay buồn ngủ.
- Thường xuyên đau đầu, đặc biệt vào ban ngày.
- Thiếu máu và thiếu sắt nặng có thể gây hoa mắt, chóng mặt, hụt hơi khi gắng sức, khó thở khi nô đùa hoặc vận động mạnh.
- Giảm cân, rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy giảm.
2. Tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng gây ra những hệ lụy không mong muốn, bao gồm:
– Đối với trẻ em: Gây tăng khả năng suy dinh dưỡng và suy giảm hệ miễn dịch (dễ mắc các bệnh đường ruột); ảnh hưởng đến hoạt động thể chất và trí tuệ (mất ngủ, kém tập trung, dễ bị kích thích).
– Đối với thiếu nữ: Gây suy giảm trí nhớ, nhận thức; giảm sức khỏe tổng thể và dễ gặp tình trạng thiếu máu nghiêm trọng trong khi mang thai.
– Đối với phụ nữ trong khi mang thai và đang cho con bú: ó nguy cơ sảy thai và sinh non; tăng huyết áp và có thể gặp các biến chứng sản khoa khi sinh. Phụ nữ cho con bú thiếu sắt và thiếu dinh dưỡng có thể mệt mỏi và không đủ năng lượng để chăm sóc con, đặc biệt là trẻ sơ sinh có nguy cơ thiếu máu dinh dưỡng.
– Nam giới: Cảm thấy mệt mỏi và có sự suy giảm về sức khỏe sinh sản.
– Người lao động: Thường dễ gặp tình trạng mệt mỏi, khả năng và năng suất lao động xuống thấp khi bị thiếu máu và thiếu sắt.
– Người già: Thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng ở người già có thể làm nặng thêm tình trạng mất trí nhớ.
Ngoài ra, thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng có thể gây ra các dấu hiệu như tim đập nhanh, da nhăn nheo, móng tay mỏng và tóc dễ gãy rụng.
Tổng thể, chất lượng sống bị giảm sút rõ rệt, và nhiều bệnh nhân có thể phải chịu đựng các triệu chứng này suốt nhiều năm (kể cả hàng chục năm) trước khi được nhận biết và can thiệp y tế.
3. Biện pháp phòng ngừa thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng
Gợi ý biện pháp đối phó với sinh viên Cao đẳng Y dược TPHCM cô Hoàng Duyên chia sẻ:
Từ những tác hại của thiếu sắt và thiếu máu dinh dưỡng, mọi người cần có những biện pháp phòng tránh như sau:
Bổ sung sắt bằng viên uống sắt theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ thiếu sắt cao.
Thường xuyên vệ sinh môi trường, cá nhân và gia đình để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm.
Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn và bệnh tật.
Hãy ăn thực phẩm nấu chín, uống nước sôi, bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt, phủ tạng, trứng, cá, thủy sản và thực phẩm giàu vitamin C.
Hãy thực hiện tẩy giun định kỳ để phòng ngừa nguy cơ nhiễm ký sinh trùng.
Xử lý phân bón theo tiêu chuẩn vệ sinh, tránh sử dụng phân tươi trực tiếp trong nông nghiệp.
Thực hiện khám sức khỏe tổng quát và khám chuyên khoa để đánh giá tình trạng thiếu sắt và các nguyên nhân liên quan, từ đó có thể can thiệp kịp thời.
Để phòng và cải thiện thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ, cha mẹ nên bổ sung sản phẩm chứa lysine, khoáng chất (như kẽm, crom, selen) và vitamin B để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con. Việc này giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường hấp thu dinh dưỡng và khuyến khích bé ăn ngon miệng. Tránh kết hợp quá nhiều loại thực phẩm chức năng trong thời gian ngắn để không gây khó khăn cho hệ tiêu hóa của bé.
Cập nhật những thông tin hữu ích tại: [https://caodangyduocpasteur.com.vn].