Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Loạn khuẩn đường ruột nguy hiểm ra sao và cách phòng ngừa hiệu quả?

Loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại trong ruột bị mất, gây ra tình trạng mệt mỏi và chán ăn và nhiều triệu chứng bất thường khác. Để tìm hiểu về mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa, mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

<center><em>Loạn khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân</em></center>
Loạn khuẩn đường ruột do nhiều nguyên nhân

1. Triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi sự cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ruột bị mất đi. Ở hệ tiêu hóa khỏe mạnh, vi khuẩn có lợi chiếm khoảng 85%, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm khuẩn và hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thụ dinh dưỡng, đồng thời ngăn chặn vi khuẩn có hại gây bệnh.

Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng điều dưỡng tphcm cho biết các triệu chứng phổ biến của loạn khuẩn đường ruột bao gồm:

  • Ăn không ngon
  • Đau bụng
  • Đầy hơi sau ăn
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Suy dinh dưỡng

2. Loạn khuẩn đường ruột có nguy hiểm không?

Nếu không được điều trị, loạn khuẩn đường ruột có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

Kém hấp thu chất béo: Việc này làm giảm khả năng hấp thụ vitamin, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của cơ thể.

Thiếu hụt vitamin B12: Tình trạng này gây suy nhược, mệt mỏi, ngứa và tê ở tay chân, thậm chí rối loạn tâm thần.

Tắc nghẽn ruột non: Thức ăn bị ứ đọng trong ruột non tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cản trở việc hấp thụ dưỡng chất.

Loãng xương: Loạn khuẩn đường ruột giảm khả năng hấp thụ canxi, gây ra tình trạng loãng xương. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến sỏi thận do tăng bài tiết canxi qua nước tiểu.

3. Nguyên nhân gây ra loạn khuẩn đường ruột

Loạn khuẩn đường ruột thường xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Biến chứng từ các phẫu thuật bụng, như cắt dạ dày để điều trị béo phì hoặc các phẫu thuật khác liên quan đến dạ dày.

Vấn đề cấu trúc xung quanh ruột non.
Một số bệnh lý mạn tính như bệnh Crohn, bệnh Celiac, viêm ruột do xạ trị, tiểu đường và các bệnh lý khác.

Thói quen ăn uống: Các loại thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày có tác động lớn đến hệ tiêu hóa. Một chế độ ăn uống lành mạnh và sạch sẽ giúp duy trì sức khỏe đường ruột và phòng ngừa bệnh tật. Ngược lại, tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh và chứa nhiều vi khuẩn sẽ làm cho đường ruột dễ bị tấn công bởi vi khuẩn có hại, dẫn đến sự mất cân bằng của hệ vi sinh.

Áp lực tâm lý: Tình trạng căng thẳng và không ổn định có thể ảnh hưởng đến sự co bóp của dạ dày và ruột, giảm nhu động ruột và kéo dài thời gian tiêu hóa thức ăn.

Lạm dụng thuốc.

4. Chẩn đoán và điều trị loạn khuẩn đường ruột

Phương pháp thường được sử dụng để chẩn đoán loạn khuẩn đường ruột là soi phân nhằm đánh giá vi khuẩn chí đường ruột. Đây là một xét nghiệm đơn giản, không xâm lấn, giúp đánh giá sơ bộ tình trạng loạn khuẩn và xác định xem có nhiễm khuẩn đường ruột hay không.

Kháng sinh: Chỉ được chỉ định khi có bằng chứng nhiễm khuẩn hoặc viêm ruột.

Hỗ trợ dinh dưỡng: Yếu tố này rất quan trọng cho những bệnh nhân loạn khuẩn đường ruột, đặc biệt là những người sụt cân quá mức. Mặc dù có khả năng điều trị tình trạng suy dinh dưỡng, nhưng không phải lúc nào cũng có thể đạt được phục hồi hoàn toàn.

Một số lưu ý để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, giảm đau bụng và tăng cân:

Bổ sung dinh dưỡng: Sử dụng các phương pháp như uống bổ sung sắt, vitamin, canxi, hoặc tiêm vitamin B12.

Chế độ ăn không chứa lactose: Do tổn thương ở ruột non, bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường sữa. Do đó, họ cần hạn chế các thực phẩm chứa lactose và có thể sử dụng các chế phẩm lactase để hỗ trợ tiêu hóa.

<center><em>Người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ</em></center>
Người bệnh cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ

5. Phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột như thế nào?

Loạn khuẩn đường ruột có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, vì vậy việc điều trị sớm và phòng ngừa hiệu quả là rất quan trọng. Dưới đây Dược sĩ  Cao đẳng Dược. chia sẻ sẻ một số phương pháp để phòng ngừa tình trạng này:

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống: Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, hạn chế chất béo và các món chua cay, đồng thời uống đủ nước mỗi ngày.

Kiểm tra thực phẩm: Cần chú ý đến nguồn gốc và hạn sử dụng của thực phẩm, đồng thời ưu tiên lựa chọn các sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tránh sử dụng bia, rượu, thuốc lá, và ma túy.

Không tự ý dùng kháng sinh: Chỉ sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

Thường xuyên rửa tay: Sử dụng xà phòng hoặc dung dịch diệt khuẩn, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Tham khảo ý kiến bác sĩ: Về việc sử dụng men vi sinh hoặc men tiêu hóa để bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.

6. Một số thực phẩm tốt cho người bị loạn khuẩn đường ruột

Sữa chua và thực phẩm lên men: Chứa probiotic tự nhiên, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Các loại thực phẩm lên men như kefir, kimchi, và dưa cải cũng rất hữu ích.

Rau xanh: Các loại rau như cải bó xôi, bông cải xanh, và rau diếp chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp hỗ trợ tiêu hóa và cung cấp dưỡng chất.

Trái cây: Táo, lê, chuối, và quả mọng (như dâu tây và việt quất) là những nguồn chất xơ dồi dào, giúp cải thiện chức năng đường ruột.

Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, và lúa mì nguyên cám chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường sức khỏe đường ruột.

Hạt và đậu: Hạt chia, hạt lanh, và các loại đậu như đậu lăng và đậu xanh cung cấp chất xơ và protein, hỗ trợ chức năng tiêu hóa.

Cá béo: Các loại cá như cá hồi, cá thu và cá mòi giàu omega-3 có tác dụng chống viêm và tốt cho sức khỏe đường ruột.

Nước: Uống đủ nước rất quan trọng để duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình loại bỏ độc tố.

Gia vị và thảo mộc: Gừng, tỏi và nghệ có tính kháng viêm và có thể hỗ trợ sức khỏe đường ruột.

Bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống có thể giúp cải thiện tình trạng loạn khuẩn đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top