Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Tìm hiểu về bệnh nhiễm sán chó và những điều quan trọng cần biết

Cập nhật: 09/09/2024 | Người đăng: nguyen yến

Nhiễm sán chó là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại ký sinh trùng sán dây thuộc giống Echinococcus, có tên gọi Toxocara canis, lây truyền qua trung gian truyền bệnh là chó. Bệnh sán chó thường gặp ở trẻ từ 3 – 10 tuổi và ít gây bệnh ở người lớn.

1. Quá trình phát triển của sán chó trong cơ thể người

Khi chó bị nhiễm sán, trứng sán phát triển và được thải ra môi trường qua phân của chó. Hậu môn chó chứa nhiều trứng sán, và khi chó liếm hậu môn rồi tiếp xúc với đồ vật hoặc cơ thể người, trứng sán có thể phát tán.

Khi người ăn rau sống hoặc tiếp xúc với các vật dụng có trứng sán, nếu trứng không bị tiêu diệt, chúng có thể phát triển thành nang sán trong cơ thể sau khoảng 5 tháng. Nang sán chứa khoảng 2 triệu đầu sán. Khi nang vỡ, hàng triệu đầu sán non sẽ theo máu đến các cơ quan như phổi, gan, lách, và não.

<center><em>Chu trình phát triển của sán chó</em></center>

Chu trình phát triển của sán chó

2. Triệu chứng của bệnh sán chó ở người

Thầy Nguyễn Văn Đạt – giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

Khi sán chó xâm nhập vào cơ thể người, chúng phát triển thành nang sán, gây áp lực lên các cơ quan và mô xung quanh. Mức độ tổn thương và nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào vị trí của nang sán trong cơ thể. Nang sán có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh.

Một trong những vấn đề nghiêm trọng là khi nang sán bị vỡ. Khi điều này xảy ra, các đầu sán sẽ phát tán vào cơ thể, gây nhiễm độc, dị ứng và choáng phản vệ. Sự phát tán này có thể gây ra sự hình thành các nang sán thứ phát, những nang này có thể xuất hiện từ 2 đến 5 năm sau khi nang sán tiên phát bị vỡ. Trong nhiều trường hợp, sự xuất hiện của các nang sán thứ phát thường gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào vị trí của nang sán và mức độ tổn thương do chúng gây ra. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ và bảo vệ sức khỏe của bệnh nhân.

3. Chẩn đoán bệnh sán chó ở người

Hiện nay, chẩn đoán bệnh sán chó chủ yếu dựa vào việc xét nghiệm tìm kháng thể chống Toxocara trong máu. Nếu kết quả dương tính, điều này cho thấy bạn đã từng nhiễm sán ở một thời điểm nào đó trong quá khứ, nhưng không xác định được liệu sán còn sống trong cơ thể hay không.

Kháng thể sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi bị nhiễm và có thể tồn tại lâu dài, với khả năng phát hiện qua các kỹ thuật như ELISA (2,8 năm) và WESTERN-BLOT (5 năm), ngay cả khi sán đã chết hoặc bị tống ra khỏi cơ thể.

<center><em>Bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào?</em></center>

Bệnh sán chó có biểu hiện như thế nào?

Do đó, nếu kết quả xét nghiệm dương tính mà không có triệu chứng lâm sàng như mề đay dai dẳng, vấn đề ở mắt, khối u ở gan hoặc não, và xét nghiệm công thức máu cho thấy bạch cầu ái toan tăng cao, thì bạn có thể đang bị nhiễm sán chó và cần điều trị. Ngược lại, nếu chỉ có kết quả huyết thanh dương tính mà không có triệu chứng khác, thì không cần điều trị. Quyết định về việc sử dụng thuốc sẽ được đưa ra sau khi bạn thảo luận với bác sĩ.

4. Các biện pháp phòng ngừa bệnh sán chó

Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh sán chó, Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau đây:

Trước hết, hãy đảm bảo chế độ ăn uống an toàn bằng cách ăn chín uống sôi. Điều này có nghĩa là tất cả thực phẩm cần được nấu chín kỹ và nước uống phải được đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng. Việc này đặc biệt quan trọng khi bạn sống trong môi trường có nguy cơ cao mắc bệnh sán chó.

Thứ hai, duy trì vệ sinh cá nhân khi tiếp xúc với chó. Hãy thường xuyên rửa tay sau khi chơi đùa với chó hoặc tiếp xúc với các vật dụng của chúng. Đồng thời, tránh để chó tiếp xúc với thực phẩm hoặc vật dụng sinh hoạt của con người.

Thứ ba, hãy đưa chó đi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại bác sĩ thú y. Việc này giúp phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu nhiễm sán nào và điều trị triệt để nếu cần thiết. Bệnh sán chó có thể lây từ chó sang người, dù tỷ lệ mắc không cao, nhưng việc phòng ngừa vẫn là cần thiết để bảo vệ sức khỏe gia đình.

Cuối cùng, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Nếu sán chó được phát hiện và điều trị kịp thời, nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người sẽ được giảm đáng kể. Hãy luôn chú ý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi bệnh sán chó.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]