Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyết dư thán – Vị thuốc đến từ Tóc rối

Cập nhật: 24/10/2024 | Người đăng: nguyen yến

Huyết dư thán là một vị thuốc độc đáo trong Y học cổ truyền (YHCT), được chế biến từ tóc rối hoặc tóc con người. Tóc, theo quan niệm của YHCT, là do huyết dư thừa sinh ra, vì vậy tên gọi Huyết dư xuất phát từ ý nghĩa này. Khi tóc được đốt cháy, nó tạo ra than gọi là Huyết dư thán.

 
<center><em>Hình ảnh; Huyết dư thán – Vị thuốc đến từ Tóc rối</em></center>

Hình ảnh; Huyết dư thán – Vị thuốc đến từ Tóc rối

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM khám phá vị thuốc đến từ tóc rối này – Huyết dư thán!

1. Nguồn gốc và đặc điểm

Tên gọi khác: Huyết dư, Nhân phát, Đầu phát, Loạn phát.

Tên khoa học:  Homo sapiens L Thuộc họ: Hominidae.

1.1. Tóc rối là gì?

Theo truyền thống cổ xưa, người ta tin rằng tóc được hình thành từ huyết dư thừa, do đó nó được gọi là Huyết dư. Mái tóc thuộc về con người, tức loài Homo sapiens, thành viên của họ Hominidae. Bất kể là tóc nam hay tóc nữ, nó đều có thể được sử dụng để chế biến thành thuốc. Tóc rối là tóc thu thập từ quá trình rụng hoặc cắt tóc, và khi được đốt cháy sẽ trở thành Huyết dư thán.

1.2. Xuất xứ và cách chế biến Huyết dư thán

Xuất xứ: Tóc có thể được thu thập quanh năm từ các hàng thợ cạo hoặc từ việc tự thu thập tại nhà. Tóc sau khi lấy về được rửa sạch bằng xà phòng hoặc nước pha kiềm, sau đó phơi khô. Sau khi làm sạch, tóc có thể được sử dụng ở dạng thô hoặc đem đốt thành than để làm thuốc.

Cách chế biến Huyết dư thán:

Tóc rửa sạch và phơi khô sẽ được đưa vào một nồi gang hoặc nồi đất. Tóc phải được nhồi đầy và chặt vào nồi.

Sau khi cho tóc vào nồi, người ta đậy vung và trát kín bằng đất sét để ngăn không khí lọt vào.

Nồi sau đó sẽ được nung với lửa từ từ. Quá trình nung đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ về nhiệt độ và thời gian. Nếu lửa quá mạnh hoặc nung quá lâu, tóc sẽ cháy hoàn toàn, không tạo ra than. Ngược lại, nếu lửa quá nhỏ hoặc thời gian nung quá ngắn, tóc sẽ không cháy hết, làm giảm chất lượng than.

Khi quá trình nung hoàn tất, để nguội và lấy ra thành phẩm.

Than tóc rối có màu đen bóng, nhẹ, xốp, dễ vỡ vụn, có vị đắng và mùi đặc trưng của tóc bị đốt.

3. Thành phần hóa học

Huyết dư thán chứa nhiều thành phần hóa học, trong đó những thành phần chính bao gồm:

– Xystin: Axit amin với công thức COOH-CH(NH₂)-CH₂-S-S-CH₂-CH(NH₂)-COOH, thường có trong tóc, móng, lông, và sừng.

– Xystein: Axit amin liên quan đến xystin, có công thức CH₂SH-CH(NH₂)-COOH.

– Chất béo: Có một lượng nhỏ, góp phần vào cấu trúc tóc.

– Carbon: Thành phần chính sau khi tóc được đốt, ảnh hưởng đến tính chất của than.

– Khoáng chất vi lượng: Có mặt nhưng không phải là thành phần chính.

4. Tác dụng – công dụng

Theo Đông y, Huyết dư thán có vị đắng, tính hơi ấm, không độc, đi vào 3 kinh Tâm, Can và Thận. Nó có các tác dụng sau:

– Tiêu ứ, cầm máu: Giúp cầm máu nhanh chóng trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu.

– Trấn kinh: Được dùng để làm dịu thần kinh, điều trị co giật ở trẻ em.

– Chữa lỵ, sang lở, đậu mùa: Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa, mụn nhọt, lở loét.

Chủ trị:

-Chảy máu cam, nôn ra máu, tiểu ra máu, băng lậu (xuất huyết tử cung).

– Trị mụn nhọt, đau tức bọng đái, trẻ con khóc dạ đề, tai chảy mủ, sưng lưỡi.

– Điều trị các bệnh như lỵ, đậu mùa, và các chứng xuất huyết khác.

* Cách dùng và liều dùng của Huyết dư thán

Cách dùng: – Huyết dư thán phải được đốt trước khi sử dụng, không dùng sống, trừ khi được nấu cao để dán mụn nhọt.

– Dùng để chữa các chứng như thổ huyết, máu cam, lỵ ra máu, tiểu tiện ra máu, đại tiểu tiện khó khăn. Khi nấu cao dán nhọt, Huyết dư thán có tác dụng cầm máu và giúp vết thương nhanh lành (chỉ huyết, sinh cơ).

Liều dùng:  Ngày dùng 5-6g, có thể tăng đến 12g nếu cần.

Lưu ý: Những người bị ứ nhiệt (nhiệt trong cơ thể tích tụ) không nên dùng.

Huyết Dư Thán

Huyết Dư Thán

5. Những bài thuốc từ Huyết dư thán

1. Chữa mụn nhọt chưa vỡ mủ:

Thành phần: Tóc rối 100g. và  các vị: Sinh địa hoàng, mao truật, chì xác, ngũ gia bì, nga truật, đào nhân, sơn nại, đương quy, xuyên ô, trần bì, ô dược, tam lăng, xuyên quân, hà thủ ô, thảo ô, sài hồ, phòng phong, lưu ký nô, nha tạo, xuyên khung, quan quế, khương hoạt, uy linh tiên, xích thược dược, thiên nam tính, hương phụ, kinh giới, bạch chỉ, cao bản, xuyên đoạn, cao lương khương, độc hoạt, ma hoàng, cam tùng, liên kiều mỗi vị 12g,

Cách làm: Dùng 2,5kg dầu vừng nấu thuốc cho khô, lọc bỏ bã. Thêm tóc rối vào nấu tan, nhào thành cao, sau đó thêm nhục quế, xạ hương mỗi vị 4g, phụ tử phiến, mộc hương mỗi vị 8g mỗi loại, bãng phiến, long não, hồi hương, nhũ hương, mộc dược, a ngùy, tế tân mỗi vị 12g, khuấy đều.

Cách dùng: Dán trực tiếp lên mụn nhọt chưa vỡ mủ.

2. Chữa ra huyết vô cớ:

Thành phần: Tóc rối và móng tay người.

Cách làm: Đốt tồn tính, dùng 3g uống với rượu.

3. Chữa trẻ con co giật, khóc dạ đề:

Thành phần: Bột tóc rối.

Cách làm: Nghiền bột tóc, trộn với sữa người hoặc một ít rượu.

Cách dùng: Cho trẻ uống.

4.Trị huyết lâm (đái ra máu), đau rát tức căng ở bọng đái:

Thành phần: Tóc rối 6g, xạ hương một ít.

Cách dùng: Đốt tóc tồn tính, bỏ vào chút xạ hương, uống với nước cơm

5. Chữa máu cam chảy không dứt:

Cách dùng: Đốt tóc rối thành bột và thổi vào mũi. Đàn ông dùng tóc của phụ nữ và ngược lại.

Bài thuốc khác: Tán bột tóc rối 3g, Nhân trung bạch 5 phân, xạ hương (một ít), thổi vào mũi

6. Chữa tai chảy mủ:

Cách dùng: Dùng bột tóc rối và bột hạnh nhân xức vào tai.

7. Chữa trẻ con lưỡi sưng đầy miệng:

Cách dùng: Lấy bột tóc rối nửa chỉ, xức dưới lưỡi.

8. Chữa chảy máu cam, chóng mặt:

Cách dùng: Đốt tóc rối, tán thành bột và uống với nước 6g.

9. Chữa ho ra máu:

Cách dùng: Trộn bột tóc 3g với giấm gạo 2 chén và nước, rồi uống.

10. Chữa kẽ răng chảy máu:

Cách dùng: Xức bột tóc vào kẽ răng.

11. Chữa xuất huyết ngoài da:

Cách dùng: Dùng tóc của trẻ sơ sinh, đốt cháy và xức vào vết thương hoặc thổi vào mũi.

12. Chữa các chứng lị, sang lở, đậu mùa:

Cách dùng: Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể, có thể sử dụng theo hướng dẫn của thầy thuốc.

6. Kiêng kỵ và Lưu ý khi dùng Huyết dư thán

Dược sĩ Cao đẳng Dược lưu ý:

– Chỉ dùng sau khi đốt: Huyết dư thán phải được đốt cháy trước khi sử dụng, không nên dùng sống (trừ khi nấu cao dán mụn nhọt).

– Những người có nhiệt ứ trong cơ thể không nên sử dụng.

– Không nên dùng Huyết dư thán trong thời kỳ mang thai.

Kết luận: Huyết dư thán, sản phẩm từ tóc đốt cháy, là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng, đặc biệt trong việc cầm máu, tiêu ứ, và điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối ưu và an toàn, cần hiểu rõ cách dùng và liều lượng thích hợp. Người dùng nên tham khảo ý kiến từ các thầy thuốc chuyên môn trước khi sử dụng /.

DsCKI.Nguyễn Quốc Trung

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]