Ho có đờm xanh kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý hô hấp. Vậy những bệnh lý đó là gì? Khi gặp tình trạng ho ra đờm xanh, người bệnh nên làm gì? Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu qua những thông tin sau!
- 5 loại thuốc cần lưu ý khi sử dụng trong thời gian hành kinh
- Trong mùa cúm, tủ thuốc gia đình cần có những loại thuốc cơ bản nào?
- 6 loại thuốc không kê đơn có thể gây hại cho người lớn tuổi
1. Ho đờm xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Ho đờm xanh là tình trạng đờm có màu xanh lam hoặc xanh đậm khi ho ra. Đây là dấu hiệu cho thấy đường hô hấp bị viêm do vi khuẩn, có thể cần dùng kháng sinh để điều trị.
Theo chuyên gia, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết tình trạng này có thể là dấu hiệu cảnh báo của một số bệnh lý như:
– Viêm phế quản
Ho đờm xanh trong viêm phế quản cho thấy tình trạng viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra. Các cơn ho thường kéo dài trong vài tuần, kèm theo sốt cao, đau lưng, sổ mũi, thở khò khè, thậm chí khó thở.
Nếu không được điều trị sớm, viêm phế quản cấp có thể tiến triển thành viêm phế quản mạn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
– Viêm phổi
Ho đờm xanh kéo dài cũng có thể là dấu hiệu của viêm phổi do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Viêm phổi thường bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác. Khi mắc bệnh, người bệnh có thể ho ra đờm đặc màu xanh, nâu hoặc có lẫn máu. Một số triệu chứng đi kèm gồm:
- Thở khò khè, khó thở
- Đau đầu
- Mệt mỏi, suy nhược
- Đau cơ, đau bắp
- Sốt cao
- Chán ăn
- Rối loạn nhịp tim
– Giãn phế quản
Ho đờm xanh là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị giãn phế quản. Lượng đờm tiết ra nhiều, kéo dài dai dẳng, đôi khi có màu vàng. Một số triệu chứng đi kèm bao gồm:
- Ho ra máu
- Khó thở, thở khò khè
- Đau tức ngực, đau khớp
– Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Tình trạng bội nhiễm trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng có thể dẫn đến ho ra đờm xanh. Đờm có thể có màu xanh lá cây hoặc vàng nhạt. Các triệu chứng đi kèm gồm:
- Ho kéo dài
- Khó thở
- Cơ thể suy nhược, mất sức
– Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao
Một số nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường, bao gồm:
- Người hút thuốc lá thường xuyên
- Người làm việc trong môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất, khói bụi
- Người có tiền sử mắc các bệnh lý hô hấp
2. Nên làm gì khi bị ho có đờm xanh?
Ho đờm xanh thường là dấu hiệu của nhiễm khuẩn đường hô hấp. Vì vậy, khi gặp tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số biện pháp. Theo bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ gồm:
– Sử dụng thuốc điều trị
Theo chuyên gia, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mà cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn để đảm bảo điều trị đúng cách, tránh tình trạng kháng thuốc.
- Một số loại thuốc thường được chỉ định gồm:
- Thuốc kháng sinh: Dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn bội nhiễm.
- Thuốc chống viêm: Giúp giảm viêm khi niêm mạc đường hô hấp bị tổn thương.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Hỗ trợ làm loãng đờm, giảm triệu chứng ho và giúp đường thở thông thoáng hơn.
– Các biện pháp hỗ trợ
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong đường hô hấp, đồng thời làm dịu cảm giác khó chịu do ho kéo dài.
- Uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây, giúp làm loãng đờm và hỗ trợ đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
- Xông hơi và duy trì độ ẩm không khí trong môi trường sống và làm việc để làm dịu đường hô hấp.
3. Người bị ho đờm xanh nên ăn gì?
Khi bị ho đờm xanh, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng sau:
- Tránh đồ uống có gas, rượu, bia và các chất kích thích.
- Hạn chế thực phẩm chiên, nướng, xào nhiều dầu mỡ, vì chúng có thể kích thích tăng tiết đờm.
- Giảm ăn các thực phẩm tanh như cá, tôm, cua vì có thể khiến tình trạng ho kéo dài.
- Ưu tiên các món ăn mềm, lỏng, chứa nhiều nước để hỗ trợ làm loãng đờm.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin (đặc biệt là vitamin C) và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng.
- Thực phẩm nên bổ sung
Các chuyên gia khuyến khích người bị ho đờm xanh nên bổ sung các thực phẩm sau:
- Rau xanh: Rau bina, bông cải xanh
- Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, lê, ớt chuông, dâu tây
- Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, đu đủ, bí ngô, cà chua, khoai lang
- Gia vị có lợi: Tỏi, gừng, chanh, mật ong
- Nguồn omega-3: Dầu oliu, hạnh nhân, óc chó
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện tình trạng ho đờm xanh và tăng cường sức khỏe.
Nguồn: Tin Y tế – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur