Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Công dụng và những điều cần biết về thuốc Cefuroxim 500mg​

Cập nhật: 15/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Cefuroxim thuộc nhóm thuốc trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, kháng virus và kháng nấm. Là một trong các thuốc có phổ tác dụng mạnh. Hãy theo dõi bài viết này, bạn sẽ có đầy đủ những thông tin về thuốc mà bạn cần.

Tác dụng của thuốc cefuroxime

  • Cefuroxime là kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm cephalosporin, thuốc tiêm dạng muối natri, thuốc uống dạng axetil este.
  • Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn do ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn bằng cách gắn vào các protein đích thiết yếu ( các protein gắn penicillin).
  • Nguyên nhân kháng thuốc có thể là do vi khuẩn tiết enzym cephalosporinase, hoặc do biến đổi các protein gắn penicillin.
  • Cefuroxim có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu và rất đặc trưng chống nhiều tác nhân gây bệnh thông thường, kể cả các chủng tiết beta- lactamase của vi khuẩn gram dương và gram âm.
  • Cefuroxim đặc biệt rất bền với nhiều enzym beta- lactamase của vi khuẩn gram âm.
Công dụng và những điều cần biết về thuốc cefuroxim

Công dụng và những điều cần biết về thuốc cefuroxim

Tác dụng phụ của thuốc

Nhìn chung, các tác dụng ngoại ý do Cefuroxim axetil thường nhẹ và chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. Một số ít bệnh nhân dùng cefuroxim axetil đã bị rối loạn tiêu hóa, bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa

Cũng như các thuốc kháng sinh phổ rộng, cũng có một vài báo cáo nhưng rất hiếm về đại tràng giả mạc. Nhức đầu cũng được báo cáo.

Tác dụng phụ của thuốc Cefuroxim

Tác dụng phụ của thuốc Cefuroxim

Cách sử dụng thuốc cefuroxime như thế nào?

  • Người bị bệnh viêm phế quản: uống 250-500mg, 2 lần/ ngày hoặc 750 mg-1,5 g tiêm vào bắp tay hoặc tĩnh mạch, mỗi liều thuốc tiên cách nhau 8 giờ và sử dụng trong vòng 5-10 ngày.
  • Người bị nhiễm trùng khớp sử dụng 1,5g thuốc tiêm tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 tiếng và được điều trị liên tục trong khoảng 3-4 tuần tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng của người bệnh. Trong trường hợp sử dụng thuốc để điều trị nhiễm trùng khớp tay, chân giả, thời gian có thể lên tới 6 tuần.
  • Người bị viêm màng não sử dụng 1,5g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 6 giờ hoặc 3g sau mỗi 8 giờ trong vòng 14 ngày.
  • Người lớn bị viêm xương tủy sử dụng 1,5g tiêm tĩnh mạch sau mỗi 8 giờ điều trị trong vòng 4-6 tiếng tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng.
  • Người bị bệnh viêm tai giữa sử dụng Cefuroxime 250mg uống 2 lần/ngày uống trong vòng 10 ngày.
  • Người bị viêm phúc mạc sử dụng 750mg đến 1.5g tiêm vào tĩnh mạch, mỗi liều cách nhau 8 giờ và sử dụng liên tục trong 10-14 ngày.
  • Người bị viêm phổi: trong trường hợp không biến chứng dùng 750mg tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Trong trường hợp bị biến chứng phức tạp dùng 1.5g tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Với những bệnh nhân có phản ứng lâm sàng khi tiêm dùng cefuroxime 250-500mg trong thời gian từ 7-21 ngày.
  • Người bị bệnh viêm bể thận dùng 750mg – 1,5g hoặc 250-500mg, chia thành 2 lần/ngày uống trong 14 ngày.
  • Người bị nhiễm khuẩn huyết dùng 1.5g tiêm tĩnh mạch kết hợp với aminoglycoside, điều trị liên tục trong 7-21 ngày.
  • Người bị viêm xoang sử dụng 250mg thuốc uống 2 lần/ngày trong 10-14 ngày.
  • Người bị nhiễm trùng da hoặc mô mềm dùng từ 250-500mg chia uống 2 lần/ ngày hoặc 750mg tiêm tĩnh mạch trong 10 ngày.
  • Người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên uống 250-500mg, 2 lần/ngày.
  • Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu: dùng 250mg thuốc, uống 2 lần/ ngày trong 7-10 ngày hoặc 750mg tiêm tĩnh mạch.
Cách sử dụng thuốc Cefuroxime như thế nào?

Cách sử dụng thuốc Cefuroxime như thế nào?

Liều dùng thuốc cefuroxime cho trẻ em

  • Trẻ bị bệnh viêm nắp thanh quản từ 3 tháng đến 12 tuổi sử dụng 50-100mg/kg tiêm tĩnh mạch mỗi ngày, mỗi liều cách nhau từ 6-8 giờ trong 7-10 ngày. Liều dùng tối đa là 6g.
  • Trẻ bị bệnh nhiễm trùng khớp, viêm xương tủy: Từ 3 tháng đến 12 tuổi dùng 50mg/kg tiêm tĩnh mạch, từ 13 tuổi trở lên dùng liều người lớn.
  • Trẻ bị viêm màng não: từ 3 tháng đến 12 tuổi dùng 200-240mg/kg tiêm tĩnh mạch, từ 13 tuổi trở lên, uống liều người lớn.
  • Trẻ bị viêm tai giữa: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 250mg, 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc nhỏ vào tai 15mg/kg dịch 2 lần/ngày trong 10 ngày. Liều tối đa là 1g.
  • Trẻ bị viêm xoang: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 250mg, 2 lần/ngày trong 10 ngày hoặc nhỏ mũi 15mg/kg, 2 lần/ngày trong thời gian từ 10-14 ngày, trẻ 13 tuổi trở lên uống liều người lớn.
  • Trẻ bị Impetigo: từ 3 tháng đến 12 tuổi uống 15mg/kg, 2 lần/ngày trong 10 ngày, từ 13 tuổi trở lên uống liều người lớn.
  • Bảo quản thuốc ở môi trường nhiệt độ dưới 25 độ. Khi để ở nhiệt độ dưới 30 độ thì có thể bảo quản được khoảng 2 tháng mà không ảnh hưởng đến thuốc.

Bài viết xem thêm:

  1. Nexium 40mg là thuốc gì? Công dụng và liều dùng ra sao?
  2. Thuốc Motilium và những lưu ý khi sử dụng
  3. Thuốc Metronidazol công dụng và cách dùng

 Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da tiếp xúc ánh sáng, một tình trạng ít được biết đến nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]