Trong xét nghiệm máu có rất nhiều chỉ số quan trọng nói nên tình trạng sức khỏe tốt hay xấu và chỉ số RBC là một trong số đó.
- Bệnh giời leo: Triệu chứng và cách điều trị hiệu quả nhất
- Nguyên nhân nổi mề đay là gì?
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dây thần kinh ngoại biên
Chỉ số RBC, tính số lượng hồng cầu có ý nghĩa gì ?
Chỉ số RBC là gì ? Kết quả xét nghiệm chỉ số RBC cho biết điều gì?
Hồng cầu là tế bào máu chiếm số lượng nhiều nhất, bên trong hồng cầu có 34% là huyết sắc tố – chính là yếu tố tạo màu đỏ cho máu. Hồng cầu có khả năng vận chuyển khí, cụ thể là vận chuyển O2 từ phổi đến các mô và một phần CO2 từ mô quay lại phổi để thải ra ngoài. Hồng cầu chỉ cần kém vận chuyển O2 đến các mô thì ngay lập tức các mô trong cơ thể người rơi vào tình trạng thiếu O2 kèm theo đó là sự suy giảm hay không thể hoạt động bình thường được nữa, điều này cho thấy hồng cầu đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của cơ thể.
Tủy xương là cơ quan tạo hồng cầu, khi được phóng thích ra ngoài mạch máu hồng cầu có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày. Mỗi ngày một con số hồng cầu mới được tạo ra khổng lồ, khoảng 200 – 400 tỷ hồng cầu thay thế cho các hồng cầu già và bị tiêu đi. Chính vì vậy, để tạo ra hồng cầu thì cơ thể cần huy động nhiều nguồn chất thành phần như sắt, đường glucose, axit folic, vitamin B6 và B12…Nếu thiếu bất kỳ một chất nào ở trên sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước.
RBC là chữ viết tắt của cụm từ Red Blood Cell, chỉ số này thông tin cho chúng ta biết được số lượng tế bào hồng cầu có trong máu toàn phần mà kết quả xét nghiệm đưa ra.
Chỉ số RBC thể hiện số lượng tế bào hồng cầu có trong máu toàn phần
Giá trị chỉ số RBC thường thấy nằm trong khoảng từ 4.2 đến 5.9 triệu tế bào/cm³, tương đương với số lượng hồng cầu được tính theo đơn vị quốc tế là 4.2 đến 5.9×1012 tế bào/l. Giá trị chuẩn của chỉ số RBC ở trẻ sơ sinh là 3.8 M/µl, với nữ giới là 3.9 – 5.6 M/µl, còn với nam giới là 4.5 – 6.5 M/µl.
Tình trạng số lượng hồng cầu cao hơn khoảng giá trị bình thường thường ít, tăng hồng cầu gặp trong trường hợp sinh lý như người sống ở vùng núi cao, người lao động nặng hay trẻ sơ sinh, trường hợp bệnh lý như bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez), kết quả tăng giả tạo do bản chất là máu bị cô đặc có thể xảy ra trong tình huống bị mất nước, nôn nhiều, đi ngoài. Trong thể thao để nâng cao thành tích, các vận động viên sử dụng doping là một chất kích thích làm tăng số lượng hồng cầu một cách nhanh chóng, qua đó tăng vận chuyển O2 cho cơ vận động nhanh mạnh và dẻo dai hơn.
Nếu RBC có hiện tượng suy giảm xuống dưới mức chuẩn có thể là biểu hiện của tình trạng thiếu máu, mất máu hoặc có thể là thiếu sắt, axit folic hay vitamin B12. Nhiều trường hợp số lượng hồng cầu giảm là do hồng cầu bị hủy hoại bởi tác động của một nhân tố đồng thời nào đó. Chỉ số RBC giảm dưới chuẩn thường xuất hiện ở những bệnh nhân bị suy tủy xương, người già, phụ nữ mang thai.
Hiểu biết thêm về một số chỉ số quan trọng trong xét nghiệm tế bào hồng cầu
HGB (Hemoglobin) là chỉ số thể hiện lượng huyết sắc tố có trong máu toàn phần. Hemoglobin là sắc tố có trong hồng cầu mà bản chất là một protein tạp, có màu đỏ do trong cấu tạo chứa ion Fe2+, huyết sắc tố là chất tham gia vận chuyển O2 và CO2. Nếu HGB ở dưới mức chuẩn thì đây có thể là một trong những chỉ điểm đáng tin cậy của tình trạng thiếu máu.
HCT (Hematocrit) là chỉ số cho biết thể tích khối hồng cầu chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm so với máu toàn phần. Chỉ số HCT thay đổi cho biết tình trạng máu đang bị cô đặc hay loãng hơn so với bình thường.
Một số chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu bạn nên biết
MCV (Mean Corpuscular Volume) là chỉ số cho biết thể tích trung bình của hồng cầu, dựa vào chỉ số này cho người đọc kết quả biết được hồng cầu có bị to hay nhỏ so với bình kích thước chuẩn không.
MCH (Mean Corpuscular Hemoglobin) là chỉ số thể hiện số lượng huyết sắc tố trung bình có trong một tế bào hồng cầu. Giá trị này được tính thông qua chỉ số hemoglobin và số lượng hồng cầu. MCH thấp có thể là do cơ thể đang rơi vào tình trạng thiếu sắt. Nếu chỉ số MCH tăng thì có thể là do thiếu máu tăng sắc hồng cầu bình thường hoặc cũng có thể là trường hợp có sự xuất hiện của một số yếu tố ngưng kết lạnh.
Ngoài ra còn một số chỉ số trong 18 chỉ số công thức máu liên quan đến tế bào hồng cầu cần lưu ý như MCHC (Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration – Nồng độ trung bình của huyết sắc tố), RDW (Red Cell Distribution Width – Độ phân bố hồng cầu)