Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dây thần kinh ngoại biên

Thần kinh ngoại biên là bệnh thường gặp trong cuộc sống. Vậy đâu là nguyên nhân của bệnh, cách phát hiện và điều trị như thế nào?

Tìm hiểu về bệnh thần kinh ngoại biên

Tìm hiểu về bệnh thần kinh ngoại biên

Bệnh thần kinh ngoại biên là bệnh gì?

Hệ thần kinh gồm có thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Thần kinh ngoại biên gồm các dây, rễ thần kinh ngoại biên có các chức năng kiểm soát vận động, cảm giác và thần kinh thực vật. Bệnh thần kinh ngoại biên là những rối loạn về thần kinh ngoại biên gây đau, rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn chức năng thực vật và gây những khó khăn cho bệnh nhân trong cuộc sống.

Những nguyên nhân gây bệnh thần kinh ngoại biên gồm có :

  • Chấn thương trực tiếp hoặc đè ép lên dây thần kinh ngoại biên.
  • Biến chứng của đái tháo đường
  • Những người suy dinh dưỡng, porphyria hoặc bị thiếu vitamin B.
  • Những người bị mắc các bệnh viêm nhiễm cũng có thể dễ dàng bị mắc bệnh này: lupus, hội chứng Sjogren, viêm đa động mạch nút, bệnh đa dây thần kinh mất myelin cấp, mãn tính, bệnh sarcoidose hoặc những người bị mắc bệnh đa xơ cứng.
  • Tổn thương do nhiễm virus, vi khuẩn như HIV/AIDS,virus herpes, virus thủy đậu, bệnh Lyme, bệnh giang mai, bệnh phong
  • Những người bị mắc bệnh ung thư cũng có khả năng bị mắc thêm bệnh này nhưng hiếm gặp hơn.
  • Một số nguyên nhân gây bệnh khác của bệnh dây thần kinh ngoại biên là uống nhiều rượu, tham gia chữa bệnh ung thư bằng liệu pháp hóa trị, sử dụng các loại thuốc isoniazid, metronidazole và thạch tín.

Những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh dây thần kinh ngoại biên

Hiện nay, số bệnh nhân bị mắc bệnh dây thần kinh ngoại biên rơi vào những người bị bệnh tiểu đường là rất đáng báo động khi chiếm tới 1.6-8.2% tổng số và còn lại là do những nguy cơ khác. Để hạn chế khả năng bị mắc phải căn bệnh này thì bạn cần phải giảm thiểu các nguy cơ gây bệnh:

  • Kiểm soát lượng đường huyết tốt.
  • việc lạm dụng uống quá nhiều rượu, bia cũng là một trong những nguy cơ cực lớn để phát triển bệnh dây thần kinh ngoại biên.
  • Cơ thể thiếu vitamin đặc biệt là vitamin B.
  • Những người bị mắc bệnh Lyme, thủy đậu, nhiễm phải các virus như epstein-Barr, viêm gan C hoặc nhiễm HIV.
  • Những người bị mắc phải các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp,…
  • Những người đang mắc bệnh về thận, gan, tuyến giáp cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao.
  • Những người làm trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc với chất độc.
  • Những người thường xuyên làm việc tại một chỗ ít vận động như dân văn phòng.
  • Những người có người trong gia đình đã từng bị mắc bệnh này.

Than Kinh Ngoai Bien

Khi mắc thần kinh ngoại biên người bệnh nên điều trị như thế nào?

Những triệu chứng thường gặp của bệnh

Khi bị mắc bệnh thần kinh ngoại biên, bạn có thể nhận biết bệnh nhờ một số triệu chứng như sau:

  • Rối loạn cảm giác: bao gồm giảm cảm giác, mất cảm giác hoặc có thể là tăng cảm giác hoặc dị cảm. Thường thì bệnh nhân hay dùng từ “Tê” để mô tả việc mất cảm giác, nặng hay yếu ở một phần cơ thể. Trong khi đó dị cảm có thể là khi bệnh nhân tê, đau như kim đâm, cảm giác như kiến bò hoặc giòi bò. Rối loạn cảm giác thường gây khó chịu, trong nhiều trường hợp khiến bệnh nhân cảm giác tay, chân mình không thật, gây khó khăn về vận động.
  • Rối loạn về vận động: các cơ do thần kinh ngoại biên tổn thương chi phối bị yếu và teo cơ xảy ra rất nhanh khiến bệnh nhân yếu liệt chi, khó khăn hoặc không thực hiện được động tác
  • Rối loạn thần kinh thực vật: Hiểu đơn giản là rối loạn vận hành của các cơ quan trong cơ thể. Bệnh nhân có thể bị hạ huyết áp khi thay đổi tư thế trong khi đó nhịp tim không tăng tương xứng, rối loạn chức năng bàng quang, ruột, gây rối loạn cương dương ở đàn ông và chứng khô âm đạo, khó đạt cực khoái ở phụ nữ, tiểu không tự chủ, tiểu khó..Bệnh nhân mất dung nạp sức nóng do rối loạn bài tiết mồ hôi, các đầu chi có thể bị lạnh…
  • Kiểm soát lượng đường huyết đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
  • Việc điều trị giảm đau thần kinh, chống trầm cảm ba vòng…cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân cần điều trị bằng liệu pháp tâm lý
  • Đối với những bệnh nhân bị đau cổ, thắt lưng mãn tính có thể sử dụng liệu pháp vật lý trị liệu, châm cứu hoặc phản hồi sinh học.
  • bên cạnh đó bạn có thể phải thực hiện phương pháp điều trị bằng phẫu thuật và phong bế thần kinh dành cho những người bị chấn thương tủy sống.

Chế độ sinh hoạt dành cho những bệnh nhân ngoại biên

  • Không sử dụng hoặc hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt là bổ sung nhóm vitamin B1, B6, B12 có trong gạo, các loại rau xanh, thịt nạc…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt ở những bệnh nhân rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, tăng mỡ máu
  • Kiểm soát tốt nồng độ đường huyết của cơ thể ở những bệnh nhân đái tháo đường bằng chế độ ăn và sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Trên đây là những thông tin bổ ích về bệnh thần kinh ngoại biên đã được giảng viên Cao đẳng Y dược tổng hợp và cung cấp. Nếu bạn có bất kỳ một biểu hiện nào trong các biểu hiện trên đây hãy đến bệnh viện để thăm khám ngay.

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top