Mề đay thuộc nhóm bệnh dị ứng với đặc trưng là phát ban trên da. Ban dị ứng có thể xảy ra toàn thân hoặc một phần cơ thể và thường có thể lành lại khi cách ly được chất gây dị ứng.
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh dây thần kinh ngoại biên
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh nhiễm trùng máu
- Nguyên nhân và cách điều trị bạch cầu ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh mề đay
Bệnh nổi mề đay là gì?
Mề đay thuộc nhóm phát ban do nguyên nhân dị ứng, khá phổ biến trong đời sống. Ban dị ứng có thể xảy ra toàn thân hoặc một phần cơ thể và thường có thể lành lại khi cách ly được chất gây dị ứng. Mặc dù hiếm khi đe dọa và gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu.
Trên lâm sàng, các nhà nghiên cứu chia mề đay thành các dạng như sau:
- Mề đay dị ứng gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy. Thông thường tổn thương là những nốt sưng mề đay có kính thước từ vài mm – vài cm, đôi khi gây ra buồn nôn, chóng mặt, đau bụng.
- Mề đay vật lý thường xảy ra do tiếp xúc với hóa chất, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm,… dạng này biểu hiện hầu như tương tự dạng mề đay dị ứng.
- Mề đay do côn trùng cắn thường có hiện tượng nổi ban ở tay chân, mặt, cổ. Đúng như cái tên, nguyên nhân gây bệnh là côn trùng cắn, gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại chỗ.
- Bệnh mề đay không rõ nguyên nhân có thể sẽ phải tái phát nhiều lần mà không tìm được nguyên nhân cụ thể. Dạng này diễn biến thất thường, tự xuất hiện, tự biến mất, kéo dài lên tới 6 tháng với những triệu chứng như ngứa ngáy, buồn bực và làm bệnh nhân rất khó chịu.
Người nào có nguy cơ bị mề đay?
Bệnh mề đay là căn bệnh cộng đồng, có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền. Số liệu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn ở nam giới. Bệnh nổi mề đay ngắn hạn hay còn gọi là bệnh mề đay cấp tính phổ biến tới mức có trên 20% dân số thế giới từng bị ảnh hưởng trong một khoảng thời gian nhất định. Ngược lại, bệnh nổi mề đay mãn tính (nổi mề đay lâu dài) thì ít phổ biến hơn.
Nhóm nguy cơ thường nổi mề đay nhất là: trẻ nhỏ, phụ nữ từ 30-60 tuổi và nhóm người có tiền sử dị ứng.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nổi mề đay:
- Giới tính: phụ nữ nổi mề đay nhiều gấp đôi so với đàn ông
- Tuổi tác: Trẻ em có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn người trưởng thành.
Bệnh mề đay gây nên những ảnh hưởng lớn về sức khỏe và thể chất
Các triệu chứng thường gặp khi bị nổi mề đay
Bệnh mề đay có nguy cơ tái phát thường xuyên, nhiều trường hợp không lường trước được, kéo dài suốt nhiều tháng hoặc nhiều năm. Những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng điển hình của nổi mề đay cơ bản bao gồm:
- Xuất hiện ban đỏ hoặc trắng nổi vùng mặt, chân, tay.
- Ban đa dạng, nhiều loại, khác nhau về kích thước và hình dạng
- Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu thường xuyên, kéo dài.
- Cơ thể xuất hiện các nốt sần.
- Trường hợp nặng có thể phù lưỡi, suy hô hấp.
Bạn cần đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
- Trong vòng 48 giờ các triệu chứng không biến mất hoặc có xu hướng nặng dần.
- Cảm giác đau đớn bất thường, hoặc các triệu chứng lạ khiến bạn không thể sinh hoạt bình thường.
- Khi đã sử dụng các phương pháp điều trị mà không khỏi.
- Có những cơn tức ngực, khó thở, choáng váng hoặc có biểu hiện sưng họng hoặc khô lưỡi.
Bệnh nổi mề đay có thể gây ra một biến chứng nguy hiểm như:
- Chứng phù mạch
- Suy nhược cơ thể
- Sốc phản vệ thậm chí tử vong
Chẩn đoán bệnh nổi mề đay
Các thăm khám lâm sàng kết hợp xét nghiệm cận lâm sàng được dùng để chẩn đoán bệnh, như:
- Bệnh nổi mề đay có thể được chẩn đoán bằng một số xét nghiệm, và những biểu hiện, triệu chứng đã xuất hiện.
- Để chính xác hơn, các bác sĩ có thể tiến hành làm các xét nghiệm máu và xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán bệnh.
Khi được xác định được bệnh mề đay, trong trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần áp dụng bất kỳ liệu pháp điều trị nào. Những trường hợp nặng hoặc quá khó chịu vì triệu chứng, bác sĩ có thể kê cho bạn các thuốc trị triệu chứng hoặc một liệu trình corticossteroid ngắn hạn để phục vụ điều trị. Tùy vào tình huống lâm sàng cụ thể mà cách điều trị sẽ khác nhau. Khi bị nổi mề đay, tốt hơn hết nên đi khám để được tư vấn điều trị đúng cách.
Một số chú ý về chế độ sinh hoạt khi bị bệnh nổi mề đay
- Không nên mặc quần áo sáng màu và tránh ánh sáng.
- Hạn chế sử dụng xà phòng và hóa chất, hạn chế chà xát da.
- Sử dụng nước mát, quạt, vải mát hoặc kem dưỡng da loại nhẹ nhằm làm dịu vùng da bị tổn thương.
- Tránh thực phẩm có tính cay nóng, đồ uống có cồn, chất kích thích và những chất gây dị ứng.
- Bạn nên theo dõi lúc bệnh xuất hiện bao gồm: địa điểm, đồ ăn,…để biết nguy cơ dễ gây bệnh là gì để phòng tránh và điều trị.
Người mắc bệnh mề đay nên ăn kiêng một số thực phẩm như sau:
- Bạn không nên sử dụng nhiều các chất kích thích như thuốc lá, cà phê.
- Bạn nên ăn kiêng các thực phẩm cay nóng như tiêu, ớt,…
- Bạn không nên ăn các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa,…
- bạn không nên ăn đồ ngọt, bánh kẹo,..
- Bạn nên hạn chế ăn muối, không nên ăn quá nhiều vì có thể làm bệnh thêm nặng hơn.
- Bạn không nên tắm rửa bằng nước quá nóng vì có thể làm tổn thương đến da.
Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về bệnh mề đay do Cao đẳng Y dược tổng hợp cung cấp. Nếu không may gặp phải bệnh mề đay bạn không cần phải quá lo lắng chỉ cần thực hiện theo đúng phương pháp điều trị là sẽ khỏi bệnh. Chúc các bạn khỏe mạnh.
Nguồn: hcaodangyduocpasteur.com.vn