Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cây khổ sâm (cho rễ)- Vị thuốc Quý cho người dùng

Cập nhật: 06/07/2022 | Người đăng: nguyen yến

Cây khổ sâm cho rễ là thảo dược phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam ta vẫn còn đang nhập khẩu. Vị thuốc có tính kháng khuẩn, kháng nấm, ký sinh trùng nên rễ khổ sâm được dùng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn ngoài da, nhiễm khuẩn âm đạo… Ngoài ra, cây khổ sâm cho rễ này còn có công dụng lợi tiểu, chữa trị rối loạn nhịp tim, chống ung thư… Các bạn cùng tôi tìm hiểu vị thuốc này nhé!

Đặc điểm chung thực vật:

  • Tên gọi khác: Cây khổ sâm, Khổ sâm Trung Quốc, Khổ Cốt, Dã hòe
  • Tên khoa học: Sophora flavescens Ait. Thuộc họ: Đậu (Fabaceae).
Cây khổ sâm cho rễ

Cây khổ sâm cho rễ

1. Mô tả Đặc điểm thực vật:

  • Cây nhỏ, cao thường 0,5 – 1m. Lá kép lông chim mọc so le nhau, hình mũi mác dài khoảng 3 – 5 cm.
  • Hoa màu vàng nhạt, mọc thành từng cụm dài khoảng 10 – 20cm tại ngọn hay kẽ lá.
  • Quả màu đen, có đầu thuôn dài, hình cầu, dài khoảng 6 – 12 cm.
  • Loại thảo dược này có thân khá nhỏ nhưng phần rễ lại khá lớn.

2.Phân bố: 

Khổ sâm được trồng ở rất phổ biến nhiều nơi tại Trung Quốc, được du nhập vào nước ta từ 1970, nay được trồng giữ giống ở một số tỉnh miền núi phía Bắc như Lào Cai (Sapa).

3. Thu hái, chế biến, bảo quản

Thu hái:  Vào mùa xuân và mùa thu.

Chế biến: 

  • Thu hái về cắt bỏ phần rễ non, rửa sạch, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô.
  • Nên ngâm rễ tươi trong nước vo gạo khoảng ba giờ, rửa sạch rồi phơi phô, trước khi phơi khô.

Bảo quản: nơi thoáng mát, khô ráo.

Bộ phận dùng

Rễ củ (Radix Sophorae Flavescentis).

Rễ khổ sâm sau khi được thu hái, làm sạch, phơi khô.

Khổ sâm dùng làm thuốc

Khổ sâm dùng làm thuốc

Thành phần hóa học

Dược sĩ liên thông Cao đẳng Dược TPHCM cho biết trong cây khổ sâm có chứa các thành phần hóa học sau đây:

  • Rễ: alcaloid Matrin, oxymatrin, N-methylcytisin, baptifolin, sophoranol, anagyrin, sophocarpin, kuraridin, d-isomatrin, norkurarinon, kurarinol, kuraridinol, neo-kurarinol, formononetin, norkurarinol.
  • Lá:  có chưa Vitamin C (47mg).
  • Hoa: có chứa 0.12% tinh dầu.

Tác dụng dược lý

Khổ sâm có vị đắng, tính mát.

Theo y học cổ truyền:

  • Công dụng: Bổ đắng, Lợi thấp nhiệt,.
  • Chủ trị: Hoàng đản, sốt cao, nhiễm trùng roi âm đạo, nhiệt lỵ, viêm tai giữa cấp và mãn tính, tiêu chảy, sán lãi, lở ngứa…

Theo y học hiện đại:

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ rằng các nghiên cứu từ y học hiện đại, khổ sâm có những công dụng như sau:

  • Lợi niệu: tiểu tiện có máu
  • Rối loạn nhịp tim: do chất D-matrin có tác dụng chống rối loạn nhịp tim, nên khổ sâm có khả năng hạ thấp nhịp tim, tăng thời gian dẫn truyền tim và làm cơ tim giảm kích thước. Do đó, vị thuốc khổ sâm được dùng để điều trị rối loạn nhịp tim là chủ yếu.
  • Tác dụng làm tăng lượng bạch cầu.
  • Thanh nhiệt, giải độc.
  • Ngăn cản sự tổng hợp protein của vi khuẩn nhờ vậy thảo dược ức chế vi khuẩn hoạt động
  • Chống viêm nhiễm: những dẫn xuất matrin có trong khổ xâm có tác dụng chống viêm nhiễm, ức chế cơ thể sản sinh histamin.
  • Điều trị viêm da tiếp xúc, mụn lở, mụn nhọt: oxy matrin trong khổ sâm có khả năng ức chế sự mất kết hạt của tế bào mastocyt, hỗ trợ điều trị bệnh dị ứng, viêm da tiếp xúc.
  • Chống ung thư: Khổ sâm có khả năng chống lại tia X nên thường được dùng trong chống bệnh máu trắng.

Liều dùng, cách dùng cây khổ sâm

  • Liều dùng: Từ 10 – 12gram.
  • Cách dùng: Dạng thuốc sắc, bột, viên,

Một số Bài thuốc chữa bệnh của Khổ sâm.

Rễ khổ sâm có thể được ứng dụng để chữa trị được nhiều bệnh như sau:

1. Chữa trị Đại tiện ra máu:

Khổ sâm tán thành bột 12 gam, Sinh địa 20 gam, mật ong 10 gam đem luyện thành viên bằng hạt ngô, chia uống 3 lần trong ngày.

2. Chữa Lỵ cấp tính:

  • Bài 1. Khổ sâm 40 – 60 gam đem sắc, chia uống làm 3 lần trong ngày.
  • Bài 2. Cần 16g khổ sâm, vỏ cây núc nác 20g, 20g cỏ sữa, 20g lá nhót, 20g cỏ nhọ nồi sao đen, 16g hoài sơn, 16g hạt sen, 12g bạch truật, 12g cam thảo12g hoàng liên. Đem sắc, lấy nước đặc, chia làm uống 2 lần trong ngày

3. Chữa trị loạn nhịp tim, thanh tâm hỏa:

Khổ sâm 30g, Ích mẫu 30g, chích thảo 6g, Sắc với 600 ml, khi nước cô lại còn 200 ml thì tắt bếp, uống trong ngày chia làm 3 lần/1thang.

4.Chữa trị bệnh viêm cơ tim, động mạch vành và ngoại tâm thu:

Khổ sâm, hoa hồng (100g), chích thảo (60g) đem xay mịn thành viên, mỗi viên khoảng 0.5 gam. Uống 3 viên mỗi ngày, ngày dùng 3 lần.

5. Chữa trị chứng khô rát âm đạo

Khổ sâm 50g cùng với hà thủ ô 60g. Các vị thuốc trên cho hết vào ấm sắc kỹ lấy nước. Sau đó lọc bỏ phần bã, dùng nước thuốc ngâm rửa âm đạo 10 – 15 phút, 1 lần mỗi ngày.

Ngoài ra có thể kết hợp sắc các vị thuốc đã chuẩn bị trên thành nước đặc để uống ngày 1 thang, chia đều 2 lần uống trong ngày.

Khổ sâm khô

Khổ sâm khô

6. Bài thuốc chữa dị ứng

Khổ sâm, chi tử, hoàng cầm, phòng phong mỗi vị 8gram, 15g ké đầu ngựa, 12g sinh địa cùng với 4g cam thảo. Tất cả vị thuốc đem cho hết vào ấm sắc với 1 thăng nước trên lửa nhỏ. Sắc còn 300ml, bỏ bã chia uống trong ngày làm 3 lần

Ngứa ngoài da: Dùng nước sắc từ rễ cây khổ sâm để rửa vùng da bị ngứa.

7. Bài thuốc chữa quai bị

Khổ sâm, quả ké, sài đất mỗi vị 12 gram, 15g hạ khô thảo nam, 12g kim ngân hoa, 12g bồ công anh. Cho hết vào ấm sắc với 600ml nước trên lửa nhỏ. Sắc còn 200ml lọc bỏ bã chia đều thành 2 lần uống khi còn ấm, dùng ngày/1 thang.

8. Bài thuốc chữa xuất tinh sớm

  • Dùng: 25g khổ sâm, 25g địa phu tử cùng với 15g ngũ bội tử, 15g hạt tiêu
  • Thực hiện: Tất cả đem ngâm trong 1,5 lít nước nóng khoảng 30 phút. Sau đó sắc trong khoảng 15 – 20 phút rồi chắt lấy nước. Dùng nước sắc thuốc này để ngâm hạ bộ, khoảng 3 – 4 lần mỗi ngày.

9. Bài thuốc chữa trị chứng sưng đau do chân tay nứt nẻ

Khổ sâm 12g, 6g hoàng cầm cùng với 24g can đại hoàng. Các vị thuốc đem sắc với 1 lít nước, sắc kỹ trên lửa nhỏ. Lọc bỏ bã và uống trong ngày chia đều thành 3 lần vào trước các bữa ăn.

10. Bài thuốc hỗ trợ chữa trị giun kim

Khổ sâm, bách hộ cùng với xà sàng tử mỗi vị 15gram. Tất cả các vị thuốc trên đem sắc lấy nước để rửa vùng âm đạo và hậu môn trước khi ngủ. Dùng liên tục trong 3 ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây khổ sâm

Hiện nay có nhiều vị thuốc tên cây khổ sâm ở các họ thực vật khác nhau. Nên cần tránh nhầm lẫn khi sử dụng vị thuốc trên. Còn đối với thảo dược loại khổ sâm cho rễ thì cần chú ý sau:

  • Tuyệt đối không được kết hợp chung các vị thuốc này với khổ sâm. Vì thảo dược này kỵ với thỏ ty tử, bối mẫu và phản lê lô nên
  • Những người thận hư yếu, người có tỳ vị hư hàn tuyệt đối không nên dùng.
  • Không nên sử dụng dài ngày có thể khiến cho thận khí và tạng can bị tổn thương.

Từ những tác dụng công dụng trên đã chứng tỏ cây Khổ sâm cho rễ là một vị thuốc quý, mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt là thảo dược này có công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim.

Tuy vậy cần lưu ý, loại thảo dược này hiện nay Việt Nam ta vẫn chưa làm chủ được nguồn nguyên liệu mà vẫn phải dựa vào nguồn nhập từ Trung Quốc là chính. Vì vậy chất lượng của các sản phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc chắc chắn sẽ cần phải thận trọng khi sử dụng.

Bài viết liên quan:

  1. Thảo dược quý dành cho não bộ – Cây Bạch quả
  2. 10 lợi ích của ánh sáng mặt trời đối với sức khỏe của bạn
  3. Xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu trong tương lai

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp từ DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da tiếp xúc ánh sáng, một tình trạng ít được biết đến nhưng ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Bài viết sau […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]