Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Các loại thuốc trị đầy hơi không kê đơn

Đầy hơi là một vấn đề phổ biến, gây cảm giác khó chịu, căng tức vùng bụng và có thể đi kèm các triệu chứng như buồn nôn, nôn, ợ chua, đau bụng, táo bón… Dưới đây là các loại thuốc trị đầy hơi không kê đơn cùng tham khảo nhé!

Đầy hơi và chướng bụng sau bữa ăn là vấn đề thường gặp. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình tiêu hóa một số loại thực phẩm hoặc do các bệnh lý như không dung nạp lactose, hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac…

<center><em>Đầy hơi (chướng bụng) sau khi ăn là tình trạng rất phổ biến.</em></center>
Đầy hơi (chướng bụng) sau khi ăn là tình trạng rất phổ biến.

Các triệu chứng đầy hơi phổ biến bao gồm: Ợ hơi/ợ chua, căng tức bụng, đau bụng… Nhiều loại thuốc không cần kê đơn (OTC) có thể giúp giảm bớt các triệu chứng này. Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM bao gồm:

1. Thuốc simethicone hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng

Simethicone là loại thuốc được sử dụng để điều trị chứng ợ hơi và các vấn đề liên quan đến đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu… Thuốc có các dạng viên nang, viên nén, viên nhai và dạng lỏng.

Với dạng viên nén/viên nang, cần nuốt nguyên viên, không nên nhai hay nghiền nát.

Với dạng viên nhai, cần nhai kỹ trước khi nuốt.

Với dạng hỗn dịch uống (dạng lỏng), nên đo liều lượng chính xác bằng muỗng đi kèm sản phẩm.

2. Thuốc chứa lactase

Lactase là enzyme tự nhiên giúp phân hủy lactose có trong các sản phẩm từ sữa. Những người không dung nạp lactose (sữa) thường gặp phải triệu chứng đầy hơi. Sử dụng lactase có thể giúp ngăn ngừa những triệu chứng này.

Lactaid là loại thuốc không cần kê đơn chứa lactase và được sử dụng phổ biến để điều trị đầy hơi. Nên uống thuốc ngay trước khi ăn các món có chứa sữa hoặc thực phẩm có thêm lactose như bánh kếp, bánh quy và bánh ngọt.

3. Alpha-galactosidase

Alpha-galactosidase là enzyme giúp phân hủy các loại đường và carbohydrate mà cơ thể khó tiêu hóa. Dùng thuốc này trước bữa ăn có thể giảm triệu chứng đầy hơi và khó tiêu.

Thuốc này có dạng viên hoặc dạng lỏng. Một số thuốc không kê đơn phổ biến chứa alpha-galactosidase để điều trị đầy hơi bao gồm: Beano, bean-Zyme, gas-X… Lưu ý, thuốc chứa alpha-galactosidase có thể tương tác với một số thuốc như simethicone và ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dưỡng chất khác, vì vậy cần chú ý thời gian uống giữa các loại thuốc

4. Thuốc giảm tiết axit dạ dày

Thuốc giảm tiết axit giúp giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày, từ đó làm giảm chứng ợ nóng, đầy hơi và khó tiêu. Một số thuốc giảm axit không kê đơn bao gồm: Thuốc ức chế thụ thể H2 (như famotidine và ranitidine), thuốc ức chế bơm proton (ví dụ như lansoprazole và omeprazole).

Thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau đầu.

<center><em>Sử dụng thuốc đầy hơi theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn</em></center>
Sử dụng thuốc đầy hơi theo hướng dẫn để đảm bảo an toàn

5. Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit không kê đơn có tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, giúp giảm triệu chứng đầy hơi và chướng bụng do thừa axit. Các loại thuốc này bao gồm: Gel nhôm hydroxit, canxi cacbonat, magie hydroxit, gaviscon, gelusil, maalox…

Nên sử dụng thuốc ngay sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ để đạt hiệu quả tốt nhất. Bên cạnh đó, nên uống các loại thuốc khác sau khi dùng thuốc kháng axit khoảng 2 – 4 giờ để tránh làm giảm tác dụng của thuốc.

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc

Để sử dụng thuốc OTC điều trị đầy hơi an toàn và hiệu quả, cần lưu ý. Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ gồm:

Đọc kỹ thông tin trên nhãn thuốc để sử dụng đúng liều lượng, phương pháp và thời gian.

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên thận trọng khi dùng thuốc (tốt nhất không tự ý sử dụng).

Nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để chọn loại thuốc phù hợp.

Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.

7. Một số phương pháp tự nhiên giúp giảm đầy hơi

– Tập thể dục nhẹ sau bữa ăn: Một nghiên cứu chỉ ra rằng, đi bộ 10-15 phút sau khi ăn có thể cải thiện các triệu chứng đầy hơi. Những người đi bộ sau bữa ăn cho thấy tình trạng ợ hơi, đầy hơi và chướng bụng giảm rõ rệt so với nhóm không đi bộ.

Ngoài ra, yoga cũng đã được chứng minh là có tác dụng giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS), một căn bệnh có thể gây đầy hơi.

– Massage bụng: Massage bụng có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh tiêu hóa gây đầy hơi. Thực hiện động tác này khi nằm có thể hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.

– Chườm nóng: Đắp khăn nóng lên bụng có thể giúp thúc đẩy hoạt động của ruột, giúp giải phóng khí và dễ dàng đi vệ sinh hơn.

– Các loại thảo mộc: Một số thảo mộc hoặc gia vị như thì là, gừng, rau mùi, trà gừng hoặc trà hoa cúc có thể giúp cải thiện chứng đầy hơi.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top