Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Sưng hạch bạch huyết có sao không?

Sưng hạch bạch huyết có thể gặp ở mọi lứa tuổi và là tình trạng khá phổ biến gây ra nhiều hoang mang, lo lắng. Khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, cơ thể sẽ tạo ra nhiều tế bào miễn dịch hơn. Điều đó sẽ làm các hạch bạch huyết bị sưng, nổi lên.

Sưng hạch bạch huyết có sao không?

Sưng hạch bạch huyết có sao không?

Vậy sưng hạch bạch huyết có nguy hiểm không? Đây đang là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Hạch bạch huyết là gì?

Hạch bạch huyết là một bộ phận của hệ bạch huyết, hình bầu dục dẹp, có cấu trúc trơn, kích thước từ vài mm đến 1-2cm và nằm rải rác ở các mạch bạch huyết. Một mạch bạch huyết có thể bao gồm vài trăm hạch bạch huyết kết nối với nhau bằng các ống mang chất lỏng. Có rất nhiều hạch bạch huyết trong cơ thể nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận hoặc chạm vào được một số ít. Những vị trí mà bạn có thể cảm nhận được các hạch bị sưng lên là cằm, cổ, nách và bẹn.

Chúng chứa các tế bào miễn dịch (chủ yếu là tế bào bạch huyết) và các đại thực bào, có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể, làm bộ lọc loại bỏ, phá hủy các phần tử ngoại lai như vi trùng, vi khuẩn….

Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng sưng, nổi hạch?

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng hạch bạch huyết bị sưng như sau:

  •     Những nhiễm trùng thường gặp:

– Viêm họng liên cầu khuẩn

– Bệnh sởi

– Nhiễm trùng tai

– Nhiễm trùng răng

– Bệnh Mononucleosis, một bệnh do virus gây ra

– Nhiễm HIV/AIDS

– Nhiễm trùng da

– Nhiễm khuẩn

  •     Những nhiễm trùng không phổ biến:

– Bệnh lao phổi

– Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục ví dụ như bệnh giang mai

– Bệnh toxoplasmosis

– Nhiễm vi khuẩn lây truyền qua các vết xước hoặc vết cắn từ mèo.

  •     Rối loạn hệ miễn dịch

– Bệnh Lupus

– Viêm thấp khớp, dẫn đến tình trạng đau nhức, sưng, cứng khớp, và có thể mất chức năng hoạt động.

  •     Ung thư

Sưng hạch bạch huyết có thể là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh ung thư. Một số loại ung thư có thể gây sưng hạch lympho gồm:Ung thư vú, ung thư bạch hầu, ung thư da, ung thư dạ dày, ung thư phổi, u lympho, u lympho Hodgkin và u lymphoma không Hodgkin.

Ung thư bạch huyết và các loại ung thư khác vẫn có thể được kiểm soát ở giai đoạn sớm. Do đó, bác sĩ đến từ Cao đẳng Y Dược TP.HCM khuyến cáo: điều quan trọng là bạn phải phát hiện ung thư bạch huyết hoặc các bệnh ung thư khác càng sớm càng tốt.

Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng sưng, nổi hạch?

Những nguyên nhân nào có thể gây ra tình trạng sưng, nổi hạch?

Viêm, sưng hạch bạch huyết có nguy hiểm không ?

Khi bị sưng hạch bạch huyết, dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là hạch nổi và sờ được. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy đau, khó chịu ở chỗ hạch sưng, kèm theo sốt, đổ mồ hôi vào đêm, đau răng, đau họng, thậm chí là sụt cân…

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, cần tiến hành:

– Tìm hiểu tiểu sử sức khỏe

– Khám sức khoẻ.

– Thử máu

– Quét X-quang ngực hoặc chụp CT.

– Sinh thiết hạch bạch huyết

Tình trạng viêm hạch bạch huyết còn có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư nguy hiểm. Do đó, không nên chủ quan khi thấy triệu chứng sưng hạch bất thường. Cần đến ngay bệnh viện khám để được sự tư vấn và điều trị kịp thời của bác sĩ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Theo thầy Phạm Văn Hữu giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết các hạch bạch huyết chứa các bạch cầu lympho giúp chống trả lại các tác nhân nhiễm trùng xung quanh nó . Chẳng hạn viêm họng thì hạch cổ to lên phản ứng lại với họng viêm . Viêm đường tiểu thì hạch bẹn nổi lên. Do đó, các hạch này bị sưng là dấu hiệu cho thấy trong cơ thể có vấn đề. Khi các hạch bạch huyết bắt đầu sưng lên, bạn có thể nhận thấy các biểu hiện như:

 Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

– Hạch bị sưng mà không có lí do rõ ràng

– Ấn vào hạch thấy hơi đau

– Các hạch sưng kéo dài nhiều ngày không biến mất, thậm chí còn lan rộng từ 2-4 tuần.

– Các hạch không di động khi bạn cố gắng đẩy chúng.

– Sốt, đổ môi hôi vào ban đêm, giảm cân không rõ lí do… thì nên đi khám bác sỹ ngay.

Còn nếu bạn sờ thấy một cục hạch mà hội đủ năm yếu tố là “tròn – trơn – nhẵn – di động – không đau”  thì đó là hạch bình thường.

Hạch bạch huyết là một trong những tế bào vô cùng quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên, đây cũng là tế bào dễ gặp phải tình trạng viêm sưng hay ung thư. Do đó, cần hết sức cẩn trọng trong việc điều trị sưng hạch bạch huyết để tránh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top