Bệnh phong còn được biết với tên gọi dân gian là bệnh cùi và bệnh hủi với niềm tin rằng bệnh này rất đáng sợ và dễ lây lan. Thế nhưng, bệnh phong không đáng sợ như ta vẫn lầm tưởng.
- Sưng amidan kiêng ăn gì?
- Nguyên nhân và triệu chứng rõ nhất về bệnh bướu tuyến giáp
- Hết nghẹt mũi nhanh chóng nhờ những biện pháp đơn giản và hiệu quả
Những điều cần biết về người mắc bệnh phong
Bệnh phong rất đáng sợ?
Theo con số được các giảng viên Cao đẳng Y dược HCM tổng hợp thì hiện nay trên thế giới có khoảng 800.000 trường hợp mắc phong được ghi nhận, con số ở Việt Nam ước tính khoảng 3.500 trường hợp ít hơn rất nhiều so với các bệnh nhiễm khuẩn khác hay bệnh không lây truyền khác như tiểu đường, tăng huyết áp. Bệnh phong (hay còn gọi là bệnh cùi, bệnh hủi) là một bệnh nhiễm khuẩn hệ thống mạn tính do trực khuẩn phong gây ra. Bênh gây tổn thương ở da và hệ thống thần kinh ngoại biên là chủ yếu với đặc điểm da bị lở loét, mất cảm giác… lâu dần có thể tiến triển nặng gây viêm mũi họng, thanh quản, viêm tinh hoàn… Thời gian ủ bệnh của bệnh phong rất lâu, trung bình là từ 2 đến 5 năm từ khi nhiễm trực khuẩn phong. Trong suốt thời gian này bệnh nhân không hề có biểu hiện lâm sàng. Khi hết thời kỳ ủ bệnh, các triệu chứng sẽ xuất hiện gồm có:
- Ở da: Các tổn thương ở da dạng dát màu nâu hoặc màu đỏ, có thể nổi sẩn hoặc u cục, thâm nhiễm, sưng. Đặc trưng nhất là những tổn thương này có dấu hiệu mất cảm giác.
- Tổn thương thần kinh ngoại vị gây mất cảm giác, teo liệt cơ, da khô, lông rụng, móng giòn, da teo.
- Các cơ quan khác có thể tổn thương: sụp mũi, nói khàn, mấy phản xạ giác mạc, mắt nhắm không kín, viêm giác mạc, viêm xương, tiêu xương gây cụt ngón tay ngón chân…
Bệnh phong rất dễ lây?
Bệnh lây nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của bệnh nhân phong như nước mũi, nước bọt, da bị lở loét… với thời gian tiếp xúc lâu dài Thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 3 đến 10 năm.
Tuy nhiên, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, bệnh phong không hề dễ lây. Bởi virus gây bệnh rất dễ bị giết chết bởi xà phòng và ánh nắng mặt trời. Trực khuẩn phong cũng sinh sản trong thời gian khá chậm, chu kỳ khoảng 12 ngày và không thông qua vật trung gian.
Khả năng mắc bệnh phong phụ thuộc nhiều vào miễn dịch trung gian tế bào, những người có miễn dịch tốt thì khi tiếp xúc cũng không bị bệnh hoặc nếu có cũng chỉ mắc phong thể nhẹ ( phong củ). Tuổi nào cũng có thể mắc bệnh phong tuy nhiên theo thống kê tỷ lệ khởi phát bệnh cao nhất là giữa 10-20 tuổi, nam bị nhiều hơn nữ. Theo các bác sĩ, tuy bệnh phong có nhiều biến chứng mỗi người khác nhau nhưng lại là loại bệnh lây chậm, lây ít và rất khó lây. Bệnh phong nếu có lâu thì lây do tiếp xúc gần gũi nhiều và thường xuyên với nguồn bệnh.
Bệnh phong có nguy hiểm và đáng sợ như nhiều người vẫn nghĩ?
Bệnh phong rất khó điều trị?
Bệnh phong có rất nhiều biểu hiện lâm sàng, trong đó, bệnh có hai dạng phổ biến thường gặp đó là dạng Tuberculoid – phong củ và dạng Lepromatous – phong u. T
rước đây, người ta coi bệnh phong là bệnh nan y, không thể cứu chữa. Một khi mắc bệnh, cơ thể sẽ bị lở loét, biến dạng, thậm chí là tàn tật mà không có cách điều trị. Những người mắc căn bệnh này sẽ bị cả xã hội xa lánh, hắt hủi và sống tách biệt với cộng đồng. Hiện nay, các nhà khoa học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có cách điều trị triệt để căn bệnh nguy hiểm này. Bệnh hủi sẽ được chữa khỏi nếu như người bệnh phát hiện sớm và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể để lại một số di chứng cho bệnh nhân như da không còn cảm giác, các ngón ngắn lại, xương bị hủy hoại…
Bệnh phong có thể di truyền?
Nhiều người cho rằng, bệnh phong là căn bệnh di truyền, do đó người bệnh không nên kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, đây là một quan niệm phản khoa học. Bởi bệnh hủi do vi khuẩn gây ra và có tính lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với da, chứ không di truyền từ bố mẹ sang con cái. Theo thống kê, có tới 90% dân số thế giới có sức đề kháng tốt, có thể chống lại được bệnh phong. Tỉ lệ vợ chồng lây nhiễm bệnh hủi cho nhau cũng rất thấp, chỉ khoảng 3 đến 6%.
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn