Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau mắt đỏ có lây không và các vấn đề liên quan

Cập nhật: 23/08/2024 | Người đăng: nguyen yến

Đau mắt đỏ rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng biết bệnh đau mắt đỏ có lây không, lây qua đâu và cách phòng tránh. Dưới đây là các lưu ý giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

1. Tổng quan về đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, có thể do virus, vi khuẩn, dị ứng hoặc kích ứng.

Theo cô Trương Thị Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa và cảm giác có vật lạ trong mắt.
  • Chảy nước mắt nhiều.
  • Ghèn tích tụ màu xanh hoặc vàng ở mi mắt, có thể làm mắt khó mở.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và cảm giác khó chịu.
  • Tầm nhìn mờ và giảm thị lực.
Đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp với biểu hiện lòng trắng mắt bị đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh rất thường gặp với biểu hiện lòng trắng mắt bị đỏ

Bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhưng thường bùng phát mạnh nhất vào thời điểm giao mùa từ hè sang thu, khi thời tiết chuyển từ nắng nóng sang mưa.

2. Đau mắt đỏ có lây không?

Có một quan niệm phổ biến rằng bạn chỉ cần nhìn vào mắt của người bị đau mắt đỏ là sẽ bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng . Theo các bác sĩ, đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn có khả năng lây lan, trong khi đau mắt đỏ do dị ứng hoặc kích ứng thì không lây.

Bệnh đau mắt đỏ không lây qua việc nhìn vào mắt của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về cách lây lan của bệnh, chúng ta sẽ khám phá chi tiết trong phần dưới đây.

3. Đau mắt đỏ lây qua đường nào?

Đau mắt đỏ có thể lây lan tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu là do virus, bệnh có thể lây lan cao qua các cách sau:

Tiếp xúc trực tiếp: Khi bạn ở gần người bệnh và họ trò chuyện, hắt hơi hoặc ho, virus trong nước bọt và nước mũi có thể phát tán vào không khí. Nếu bạn hít phải các hạt vi-rút, bạn có thể bị nhiễm bệnh.

Tiếp xúc gián tiếp: Virus có thể tồn tại trong dịch tiết như nước bọt, nước mũi và ghèn mắt của người bệnh. Nếu bạn chạm vào dịch tiết hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt và gối, bạn có thể bị lây bệnh.

Các con đường khác: Bệnh cũng có thể lây qua việc dùng chung vật dụng cá nhân (như ly nước, khăn mặt), tiếp xúc với nguồn nước công cộng bị nhiễm (như ao, hồ, bể bơi), hoặc thói quen dùng tay dụi mắt, sờ mũi và miệng.

4. Cách phòng tránh đau mắt đỏ lây lan

Đau mắt đỏ có khả năng lây lan nhanh chóng và có thể trở thành dịch trong cộng đồng. Ngay cả khi người bệnh đã khỏi, trong một tuần tiếp theo vẫn có nguy cơ lây bệnh. Hiện tại, không có thuốc đặc trị hoặc vắc xin cho đau mắt đỏ do virus, nên bạn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cô Thanh Nga chia sẻ thêm với sinh viên Cao đẳng Điều dưỡng cách phòng ngừa:

4.1. Phòng tránh lây đau mắt đỏ đối với người bệnh:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Vệ sinh mắt ba lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng.
  • Sử dụng riêng vật dụng cá nhân và làm sạch chúng sau mỗi lần sử dụng.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, tránh nơi đông người, và có thể nghỉ học hoặc nghỉ làm.
  • Khi ra ngoài, đeo mắt kính râm để bảo vệ cho mắt và giảm nguy cơ lây lan.
  • Tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc và tái khám theo lịch trình để bệnh mau khỏi.
  • Sau khi khỏi bệnh, vứt bỏ các vật dụng như khăn lau, bàn chải, và thuốc nhỏ mắt để tránh nguy cơ tái phát.
Người khỏe mạnh cần rửa tay thường xuyên để chủ động phòng đau mắt đỏ

Người khỏe mạnh cần rửa tay thường xuyên để chủ động phòng đau mắt đỏ

4.2. Phòng tránh lây đau mắt đỏ đối với người khỏe mạnh:

Để giảm nguy cơ mắc đau mắt đỏ, ngoài việc tránh tiếp xúc với người bệnh, bạn nên lưu ý các điểm sau:

  • Luôn rửa tay sạch sẽ, đặc biệt sau khi ra ngoài hoặc tiếp xúc với các bề mặt công cộng như tay nắm cửa và nút bấm thang máy.
  • Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mắt, nhất là sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc chăm sóc người bệnh.
  • Tránh đưa tay lên mắt, vì virus và vi khuẩn có thể bám trên tay và gây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với mắt.
  • Sử dụng riêng các vật dụng cá nhân như khăn tắm và khăn lau, và giặt sạch, phơi khô sau mỗi lần sử dụng.
  • Làm sạch kính mắt, kính áp tròng và hộp đựng kính bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng hoặc nước sát khuẩn trước khi sử dụng.
  • Giặt và thay chăn ga gối nệm thường xuyên để tránh tích tụ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Cẩn trọng khi đến nơi đông người như sân bay, bến xe, ga tàu, và đặc biệt là hồ bơi công cộng.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch. Đặc biệt, việc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Bài viết dưới […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]