Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Vị trí của phổi, các bệnh thường gặp và cách phòng ngừa

Phổi là bộ phận quan trọng và dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài. Bài viết này sẽ tìm hiểu vị trí phổi nằm ở đâu trong cơ thể, chức năng của phổi, và cách phòng ngừa các bệnh liên quan.

1. Phổi nằm ở đâu và chức năng của nó là gì?

Phổi là cơ quan hô hấp, chính chức năng trao đổi khí.

1.1. Vị trí phổi nằm ở đâu trong cơ thể

Phổi được chia thành hai lá: phổi phải ở lồng ngực bên phải và phổi trái ở lồng ngực bên trái. Chúng được bảo vệ bởi xương sườn, xương ức, xương đòn và cơ. Khí quản giữa hai lá phổi dẫn không khí vào và ra, còn cơ hoành nằm dưới phổi, ngăn cách với gan, lá lách và dạ dày.

1.2. Chức năng của phổi là gì?

Phổi chủ yếu thực hiện chức năng trao đổi khí, cung cấp O2 cho cơ thể và thải CO2 ra ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn:

  • Lọc bọt khí và cục máu đông trong máu.
  • Điều chỉnh độ pH của máu bằng cách tăng hoặc giảm nồng độ CO2.
  • Hỗ trợ kiểm soát huyết áp bằng cách chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II.
Phổi nằm trong lồng ngực, có nhiệm vụ trao đổi khí cho cơ thể
Phổi nằm trong lồng ngực, có nhiệm vụ trao đổi khí cho cơ thể

2. Các bệnh về phổi thường gặp

Sau khi tìm hiểu về vị trí và chức năng của phổi, sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cần xem xét đến các bệnh phổi thường gặp:

Viêm phế quản:

Nguyên nhân gây bệnh thường là do virus hay vi khuẩn hoặc là dị ứng, tình trạng này phổ biến ở trẻ em với triệu chứng ho như là có đờm, sốt hoặc không sốt.

Viêm phổi:

Do virus, vi khuẩn hoặc nấm, có thể gây biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp thời. Triệu chứng bao gồm ho, sốt, ớn lạnh, khó thở, và tím tái.

Bụi phổi:

Xảy ra ở những người làm việc trong môi trường ô nhiễm, như khai thác khoáng sản. Triệu chứng gồm khó thở, tức ngực và ho kéo dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD):

Do viêm và tắc nghẽn khí quản không thể phục hồi, thường do hút thuốc. Không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát bằng cách ngừng hút thuốc và dùng thuốc giãn phế quản.

Hen suyễn:

Bệnh mãn tính do các tác nhân kích ứng như: bụi, nấm mốc, phấn hoa. Triệu chứng của bệnh bao gồm ho, thở khò khè, tức ngực và suy hô hấp, cần điều trị bằng thuốc kháng viêm hoặc giãn phế quản.

Ung thư phổi:

Bệnh nghiêm trọng với tỷ lệ tử vong cao, do ô nhiễm hoặc hút thuốc lá, có thể là khối u ác tính tại đường thở hoặc di căn từ nơi khác.

Viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý về phổi rất thường gặp
Viêm phế quản, viêm phổi là những bệnh lý về phổi rất thường gặp

3. Cách phòng ngừa bệnh về phổi

Điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng chia sẻ cách để phòng ngừa bệnh phổi, hãy thực hiện các biện pháp sau:

Thay đổi thói quen sinh hoạt:

  • Ngừng hút thuốc lá, vì đây là nguyên nhân chính gây bệnh phổi.
  • Rửa tay thường xuyên bằng nước xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Đeo khẩu trang ở nơi đông người hoặc nhiều khói bụi.
  • Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh và khi giao mùa.
  • Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh hô hấp.
  • Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và vận động hàng ngày để tăng cường miễn dịch.

Cải thiện môi trường sống:

  • Dọn dẹp thường xuyên và giặt chăn ga, rèm cửa, thảm trải sàn.
  • Hạn chế mở cửa nếu sống gần công trường hoặc nhà máy và sử dụng máy lọc không khí.

Thăm khám sức khỏe định kỳ:

  • Kiểm tra sức khỏe ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm các vấn đề và can thiệp kịp thời.
  • Tiêm phòng các loại vắc xin như vắc xin phòng phế cầu, cúm và Hib để ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm phổi.

Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu rõ vị trí và chức năng của phổi, cũng như nắm được các phương pháp phòng ngừa bệnh lý thường gặp liên quan đến phổi.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top