Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Dấu hiệu đau ruột thừa ở nữ – Cẩn thận để không nhầm với cơn đau bụng kinh

Các dấu hiệu đau ruột thừa ở nữ giới dễ bị nhầm với nhiều tình trạng khác như đau bụng kinh, nhiễm khuẩn tiết niệu, hay đau bụng do viêm nhiễm phụ khoa… Nếu không thăm khám kịp thời, người bệnh có nguy cơ gặp biến chứng nặng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Hãy cùng trường Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu dấu hiệu đau ruột thừa ở nữ qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhận biết đau ruột thừa ở nữ giới

Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ dễ bị nhầm với đau bụng kinh, dẫn đến nhiều rủi ro cho sức khỏe, thậm chí nguy hiểm tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Theo các chuyên gia, đau bụng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, không ít phụ nữ khi bị đau bụng thường nhầm lẫn với đau bụng kinh, dẫn đến chậm trễ trong việc khám và điều trị.

Đau bụng kinh thường xuất hiện theo chu kỳ và gây cảm giác quặn thắt ở bụng dưới, giảm dần khi kết thúc chu kỳ. Các triệu chứng khác đi kèm có thể bao gồm ngực căng, dễ nổi nóng trong những ngày đầu kỳ kinh.

Trong khi đó, cơn đau do viêm ruột thừa thường bắt đầu từ vùng quanh rốn và tập trung tại bụng dưới bên phải. Ban đầu cơn đau có thể âm ỉ nhưng sẽ dữ dội hơn khi viêm ruột thừa tiến triển. Người bệnh có thể kèm theo các triệu chứng như sốt, khó trung tiện, buồn nôn, ớn lạnh, chân tay yếu, chóng mặt và mất tập trung—những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý cấp tính khác.

Khi khám đau bụng, bác sĩ thường đánh giá vị trí và mức độ cơn đau. Đặc biệt với phụ nữ, đau do viêm ruột thừa có thể dễ bị nhầm với đau bụng kinh. Để tránh rủi ro, hãy chú ý cảm nhận cơn đau và thăm khám sớm khi cần thiết.

<center><em>Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ có thể bị nhầm lẫn với đau bụng kinh </em></center>
Biểu hiện đau ruột thừa ở nữ có thể bị nhầm lẫn với đau bụng kinh

2. Các triệu chứng khác của viêm ruột thừa

Cô Trương Thị Thanh Nga, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết thông tin cụ thể:

2.1. Sốt triệu chứng viêm ruột thừa

Phần lớn người mắc viêm ruột thừa đều có triệu chứng sốt, thường dao động khoảng 38°C, là phản ứng của cơ thể đối với viêm nhiễm. Nếu bệnh tiến triển thành viêm phúc mạc, người bệnh sẽ sốt cao hơn.

2.2. Rối loạn tiêu hóa

Ngoài đau bụng và sốt nhẹ, viêm ruột thừa còn gây rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng phổ biến sau:

  • Chán ăn, mất cảm giác ngon miệng.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón, tuy ít gặp.
  • Buồn nôn hoặc nôn, thường xuất hiện sau khi mất cảm giác thèm ăn và đau ruột thừa.

2.3. Các triệu chứng khác

Bên cạnh những biểu hiện chính, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Buồn tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Khó tiêu, đầy hơi.
<center><em>Siêu âm kiểm tra vùng bụng có thể hỗ trợ chẩn đoán đau ruột thừa</em></center>
Siêu âm kiểm tra vùng bụng có thể hỗ trợ chẩn đoán đau ruột thừa

3. Phương pháp chẩn đoán đau ruột thừa ở nữ giới

3.1. Kiểm tra vùng bụng

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ thực hiện khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe) để xác định các triệu chứng thực thể liên quan. Quá trình này giúp bác sĩ đánh giá nguyên nhân ban đầu và loại trừ các bệnh lý phụ khoa hoặc vấn đề về sinh sản.

3.2. Xét nghiệm

Sau khi kiểm tra vùng bụng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu: Đánh giá sự thay đổi số lượng bạch cầu, giúp xác định tình trạng nhiễm trùng có thể liên quan đến viêm ruột thừa.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Giúp loại trừ các nguyên nhân khác như đau bụng do các vấn đề về thận hoặc tiết niệu.

3.3. Chẩn đoán hình ảnh

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như:

  • Siêu âm ổ bụng: Sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh về cấu trúc của các cơ quan trong bụng.
  • Chụp CT: Tạo ra hình ảnh chi tiết của các vùng bụng, giúp bác sĩ xác định tình trạng viêm hoặc giãn ruột thừa.
  • Chụp MRI hoặc PET: Hai kỹ thuật này hỗ trợ trong việc phát hiện các khối u nghi ngờ có thể hình thành trong ruột thừa.
<center><em>Người bị viêm ruột thừa cần phải được phẫu thuật kịp thời </em></center>
Người bị viêm ruột thừa cần phải được phẫu thuật kịp thời

4. Phương pháp điều trị đau ruột thừa

Phương pháp điều trị đau ruột thừa được xác định dựa trên mức độ nghiêm trọng và tình trạng bệnh của bệnh nhân, cụ thể như sau:

Phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị triệt để và thường được ưu tiên. Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật mở hoặc phẫu thuật nội soi.

Dùng thuốc kháng sinh: Đối với các trường hợp viêm ruột thừa cấp tính không có biến chứng, bệnh nhân có thể được chỉ định dùng kháng sinh. Phương pháp này có hiệu quả điều trị lên tới 90%, tuy nhiên, có khoảng 30% nguy cơ tái phát trong vòng 1 năm. Đối với trường hợp có biến chứng như áp xe ruột thừa, sẽ thực hiện dẫn lưu áp xe kết hợp với kháng sinh. Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho bệnh nhân không thể phẫu thuật do các vấn đề sức khỏe như rối loạn đông máu nặng.

Đau ruột thừa ở nữ giới có biểu hiện tương tự như ở những đối tượng khác, nhưng đôi khi có thể bị nhầm lẫn với cơn đau bụng kinh. Sự nhầm lẫn này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu có cơn đau bất thường ngay cả trong kỳ kinh nguyệt, chị em cần cẩn trọng theo dõi và nhanh chóng thăm khám tại cơ sở y tế.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top