Viêm amidan là bệnh thường gặp, nhiều người mắc phải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như cuộc sống. Vậy, viêm amidan hốc mủ là gì và các phương pháp điều trị bệnh như thế nào?
- Xét nghiệm máu WBC là gì? Tại sao cần thực hiện xét nghiệm WBC?
- Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết
- Những điều cần biết về thoát vị rốn
Các cách chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Viêm amidan là bệnh lý thường gặp tại các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa tai mũi họng không chỉ ở trẻ em mà còn ở thanh niên và người lớn. Viem amidan có 2 thể là viêm amidan cấp tính và viêm amidan mạn tính. Viêm amidan cấp tính là viêm xung huyết và xuất tiết của amidan khẩu cái, thường gặp ở lứa tuổi học đường từ 5-15 tuổi. Viêm amidan mạn tính là hiện thượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái, tùy theo mứ độ viêm nhiễm và phản ứng của cơ thể amidan viêm có thể phát triển to lên ( viêm quá phát) thường gặp ở trẻ em hay người trẻ tuổi , hoặc amidan có thể nhỏ lại( viêm xơ teo), thậm chí hình thành mủ nên gọi là viêm amidan hốc mủ
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm amidan hốc mủ
Amidan được chia thành nhiều hốc nằm ngay vị trí giao thoa giữa đường tiêu hóa và đường hô hấp nên rất dễ tích tụ vi khuẩn, vi rút thâm nhập và gây bệnh.Chưa kể vùng tai-mũi- họng có mối liên hệ mật thiết với nhau chính vì thế 1 bộ phận bị nhiễm khuẩn thì bộ phận còn lại cũng rất dễ nhiễm khuẩn và gây bệnh
Các tác nhân gây viêm amidan chủ yếu là do vi khuẩn liên cầu tan huyết, tụ cầu, liên cầu, xoắn khuẩn, các chủng vi khuẩn ái khí và yếm khí. Virus cúm, sởi và ho hà..
Các yếu tố thuận lợi gây bệnh viêm amidan hốc mủ còn do
- Thời tiết thay đổi đột ngột( bị lạnh đột ngột khi trời mưa, chuyển mùa đông, độ ẩm không khí cao)
- Ôi nhiễm môi trường không khí do khói bụi, điều kiện vệ sinh kém, điều kiện sinh hoạt thấp…
- Sức đề kháng kém, cơ địa dị ứng
- Các ổ viêm nhiễm ở miệng, họng như sâu răng, viêm lợi, viêm V.A, viêm xoang…
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh viêm amidan hốc mủ
Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ
- Người bệnh thường khởi phát với các biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, cảm giác rét đột ngột, rét run, sốt từ 38-39 độ
- Cảm giác khô, rát, nóng ở trong họng nhất là vị trí amidan, vài giờ sau đau họng, nhói lên tai, đau tăng rõ rệt khi nuốt, khi ho
- Lưỡi trắng, miêng khô, niêm mạc họng đỏ
- Amidan sưng to và đỏ đôi khi thấy hai amidan sư đỏ và có những chấm mủ trắng ở miệng và các hốc dần biến thành một lớp mủ phủ trên bề mặt amidan
- Người bị viem amindan mạn tính đối khi không có dấu hiệu gì hoặc có triệu chứng giống với viêm amidan cấp tính, đoi khi thể trạng gầy yếu, da xanh, sờ lạnh, ngấy sốt về chiều
- Thường có cảm giác nuốt vướng ở họng, đôi khi có cảm giác dị vật trong họng, đau lan lên tai
- Hơi thở thường xuyên có mùi hôi mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên
- Amidan to lại có nhiều khe và hốc, các khe và hốc chứa đầy chất bã đậu và thường có mủ trắng gặp trong thể quá phát
Những người bị bệnh amidan hốc mủ dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Loét khe amidan, sỏi amidan, viêm tấy xung quanh amidan, viêm tấy thành bên họng, viêm họng mạn tính
- Viêm hạch cổ mạn tính, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh khí phế quản
- Viêm khớp, viêm thận, viêm nội tâm mạc và nhiễm khuẩn huyết
Cách chữa viêm amidan hốc mủ và phòng tránh
Đối với viêm amidan cấp tính chủ yếu là điều trị triệu chứng, nâng cao thể trạng, chỉ dùng kháng sinh khi nghi ngờ nhiễm khuẩn hoặc đe dọa biến chứng. Với viêm amidan mạn tính có thể cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt amidan
Viêm amidan cấp tính nên cho người bệnh nghỉ ngơi, ăn nhẹ, uống nhiều nước. Người bệnh có sốt có thể giảm đau hạ sốt bằng paracetamol. Điều trị bằng kháng sinh chủ yếu là dùng nhóm β lactam, nếu người bệnh có dị ứng có thể dùng nhóm macrolid. Thường xuyên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, đánh răng sạch sẽ và súc miệng bằng các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Bổ sung thêm vitamin vào chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách chữa viêm amidan hốc mủ và phòng tránh
Viêm amidan mạn tính thì nên cân nhắc phẫu thuật. Các trường hợp phẫu thuật khi viêm amindan 5-6 lần/ năm, gây các biến chứng viêm tấy, áp se quanh amidan, amidan mạn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tấy hạch dưới hàm hoặc thành họng bên. Các biến chứng viêm màng trong tim, viêm cầu thận cấp, viêm khớp, rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn huyết…. Các trường hợp rối loạn đông máu, cao huyết áp, suy tim không nên phẫu thuật. Chỉ áp dụng phẫu thuật cho trẻ trên 4 tuổi
Trước đây thường phẫu thuật dưới gây mê tại chỗ, ngày nay chủ yếu phẫu thuật dưới gây mê nội khí quản, cắt bằng Laser, dao siêu âm…
Viêm amidan hốc mủ nên và không nên ăn gì?
Ngoài việc chữa trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật thì bạn có thể phòng ngừa, điều trị bệnh viêm amidan hốc mủ bằng cách xây dựng và duy trì chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý.
Những thực phẩm nên được lựa chọn như:
- Các thức ăn dạng mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa
- Bổ sung vào chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây đặc biệt là rau củ nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng
- Tăng cường thực phẩm nhiều dinh dưỡng đạm, kẽm từ: trứng, thịt, sữa,…
Những thực phẩm nên tránh
- Các loại thực phẩm cay, nóng: ớt, hạt tiêu vì có thể gây kích thích
- Hạn chế đồ nhiều dầu mỡ, chiên xào
- Hạn chế đồ uống có cồn,chất kích thích
- Đồ ngọt cũng nên được cắt giảm trong khẩu phần ăn hằng ngày