Amidan có vai trò quan trọng trong miễn dịch cơ thể, khi bị viêm sưng amidan cấp hoặc mạn tính cơ thể miễn dịch kém hơn. Bệnh dễ điều trị và hay gặp nhiều ở trẻ em dưới 10 tuổi.
- Xét nghiệm máu WBC là gì? Tại sao cần thực hiện xét nghiệm WBC?
- Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết
- Những điều cần biết về thoát vị rốn
Sưng amidan do đâu? Cách điều trị đơn giản và hiệu quả
Dưới đây là thông tin chi tiết về bệnh này.
Viêm amidan và nguyên nhân
Amidan là một tổ chức nằm bên thành họng, có chức năng sản sinh ra các kháng thể, bảo vệ mũi họng khỏi các virus, vi khuẩn gây bệnh. Amidan có cấu trúc khá đặc biệt nhiều hốc, múi đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
Viêm amidan hay còn gọi là viêm hạch hạnh nhân, là hiện tượng amidan bị vi khuẩn xâm nhập dẫn tới tình trạng xung huyết, tăng tiết chế của khu vực niêm mạc amidan, làm cho amidan bị viêm nhiễm và sưng phồng.
Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng amidan?
Amidan là một tổ chức bạch huyết limpho bình thường, đóng vai trò là hàng rào bảo vệ đường hô hấp từ các tác nhân gây bênh. Amidan là nằm ở điểm giao nhau giữa đường ăn và đường thở nên rất dễ chịu sự tấn công của virus, vi khuẩn, nấm qua đường ăn và đường thở, chẳng hạn như từ khói, bụi, thời tiết thay đổi, điều hòa, thức ăn cay nóng, nước đá, vệ sinh răng miệng không sạch,…Một số trường hợp trẻ em có amidan bẩm sinh phát triển quá mức dẫn đến khó thở, khó nuốt, đồng thời dễ gây viêm nhiễm.
Ngoài ra, viêm amidan cấp có thể xảy ra sau khi người bệnh mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp như cúm, sởi, ho gà,…do virus, vi khuẩn có sẵn trong múi họng, gặp điều kiện thuận lợi liền phát triển và gây bệnh.
Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng sưng amidan?
Viêm amidan có những triệu chứng thế nào?
Triệu chứng của bệnh viêm Amidan thường gặp là ho, sốt, đau họng, khó nuốt, sưng đau ở vùng cổ…Tùy vào tình trạng bệnh mà có những triệu chứng khác nhau
- Viêm Amidan cấp tính
- Sốt cao, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, đau rát họng
- Ho nhiều thành từng cơn, ho có đờm, khàn tiếng, đau tức ngực
- Môi khô, lưỡi bẩn, lưỡi xuất hiện nhiều cặn trắng bẩn
- Nếu nguyên nhân do virus thì amidan sưng to và đỏ, niêm mạc họng đỏ rực,…kèm theo một số triệu chứng như chảy mũi, khàn tiếng, viêm kết mạc.
- Nếu là do vi khuẩn thì amidan sưng to và đỏ, trên bề mặt xuất hiện những chấm mủ trắng, hạch dưới góc hàm sưng và đau.
- Viêm Amidan mãn tính
- Sốt nhẹ hoặc không bị sốt
- Họng ngứa rát, khó chịu khi nuốt, hơi thở có mùi hôi
- Khản tiếng, mất giọng
- Hơi thở khò khè, đêm ngủ ngáy to, khó nuốt.. Đặc biệt có thể gây ngừng thở cho trẻ em khi ngủ
Một số phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả
Trong trường hợp bệnh viêm Amidan do virus gây ra điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Sử dụng thuốc hạ sốt khi có sốt, sử dụng thuốc giảm phù nề để giảm cảm giác khó nuốt, nuốt đau.
Một số phương pháp điều trị viêm amidan hiệu quả
Với trường hợp viêm Amidan do vi khuẩn thì điều trị bằng kháng sinh, một số trường hợp dị ứng với penicilin thì đổi sang một loại thuốc kháng sinh khác. Khi sử dụng kháng sinh cần tuân thủ sử dụng thuốc, bệnh cần điều trị đúng trong khoảng 5-7 ngày dù bệnh đã giảm về triệu chứng để hạn chế tình trạng kháng thuốc sau này.
Điều trị cắt Amidan dành riêng cho những bệnh nhân viêm amidan tái đi tái lại nhiều lần. Đối với phương pháp điều trị này hiệu quả nhanh, giảm nhanh các triệu chứng và điều trị được tận gốc. Tuy nhiên phương pháp này có thể tác dụng phụ là có thể gây nhiễm khuẩn và chảy máu sau thủ thuật vfa không phải ai cũng có thể cắt amidan.
Hiện nay có nhiều phương thuốc đông y cũng có tác dụng hiệu quả trong phòng và chữa bệnh viêm amidan mà không cần phẫu thuật cắt bỏ. Chữa bệnh bằng đông y thời gian điều trị có thể kéo dài hơn, các triệu chứng mất từ từ nhưng thay vào đó không có tác dụng phụ mà cơ thể được bồi bổ tăng cường sức đề kháng.