Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Trẻ bỏ ăn: Nguyên nhân và các biện pháp khắc phục

Trẻ bỏ ăn là mối lo lắng của nhiều bậc phụ huynh vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Việc tìm hiểu nguyên nhân trẻ bỏ ăn là rất quan trọng để can thiệp kịp thời, phòng tránh các biến chứng như còi cọc, suy dinh dưỡng, và chậm phát triển trí tuệ.

1. Nguyên nhân trẻ bỏ ăn

Có nhiều lý do khiến trẻ bỏ ăn, bao gồm tình trạng sức khỏe kém, thực đơn không hấp dẫn, hoặc sự mất tập trung trong khi ăn.

Cụ thể thầy Nguyễn Văn Đạt – giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết:

<center><em>Khi trong người không khỏe, trẻ có xu hướng bỏ ăn do mệt mỏi, suy nhược</em></center>
Khi trong người không khỏe, trẻ có xu hướng bỏ ăn do mệt mỏi, suy nhược

Trẻ bỏ ăn do mắc bệnh: Khi trẻ không khỏe, cơ thể mệt mỏi và suy nhược, tình trạng biếng ăn có thể xảy ra. Những trẻ trong giai đoạn mọc răng, trẻ bị trào ngược sinh lý hoặc mắc các bệnh tiêu hóa thường có xu hướng ăn ít hoặc bỏ ăn.

Trẻ bỏ ăn vì không cảm thấy đói: Nếu trẻ ăn quá nhiều món vặt như bánh kẹo, đồ ăn nhanh hoặc nước ngọt, trẻ có thể không cảm thấy đói vào giờ ăn chính và bỏ bữa. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng và tăng nguy cơ béo phì.

Trẻ bỏ ăn vì mất tập trung: Nhiều trẻ hiện nay thường bị phân tâm bởi tivi, đồ chơi, hoặc việc di chuyển trong khi ăn.

Trẻ bỏ ăn do thực đơn không hấp dẫn: Nếu thực đơn không đa dạng và không được trình bày hấp dẫn, trẻ sẽ cảm thấy nhàm chán với các món ăn quen thuộc và có xu hướng bỏ ăn.

2. Nguy cơ đối mặt khi trẻ bỏ ăn

Ngoài việc hiểu nguyên nhân trẻ bỏ ăn, phụ huynh cũng cần nhận thức về các nguy cơ tiềm ẩn nếu tình trạng này kéo dài. Trẻ biếng ăn hoặc bỏ ăn có thể gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe và trí tuệ, cụ thể như sau:

Thiếu hụt canxi: Trẻ bỏ ăn có thể dẫn đến thiếu hụt canxi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và răng. Hậu quả thiếu hụt canxi có thể là thấp bé, còi cọc, dễ bị sâu răng, gãy xương và viêm khớp.

Suy giảm chức năng tiêu hóa: Việc bỏ ăn lâu dài có thể làm suy giảm chức năng của hệ tiêu hóa, khiến trẻ dễ mắc các bệnh về dạ dày hoặc bị táo bón mãn tính.

Ảnh hưởng đến nội tiết: Trong giai đoạn dậy thì, việc bỏ ăn hoặc ăn ít có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nội tiết, đặc biệt là các bé gái, có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh.

Tác động đến các cơ quan khác: Việc trẻ bỏ ăn liên tục có thể dẫn đến thiếu máu và giảm bạch cầu. Suy dinh dưỡng có thể gây rối loạn nhịp tim, huyết áp thấp, và suy giảm chức năng thận, gây ra tình trạng đi tiểu nhiều hơn hoặc ít hơn, với nước tiểu đặc và sẫm màu.

<center><em>Làm mới thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác bé yêu</em></center>
Làm mới thực đơn mỗi ngày để kích thích vị giác bé yêu

3. Giải pháp khi trẻ bỏ ăn

Để khắc phục tình trạng trẻ bỏ ăn, Dược sĩ Cao đẳng dược tphcm chia sẻ phụ huynh cần thực hiện các bước sau:

Tạo sự tập trung khi ăn uống: Để bé ngồi vào bàn ăn mà không xem tivi, chơi đồ chơi, hoặc đi dạo. Tạo không gian ăn uống thoải mái và vui vẻ với bàn ghế phù hợp. Nếu bé không hợp tác, có thể cho bé ra khỏi bàn và đợi đến bữa sau.

Không ép buộc bé ăn: Nếu trẻ không cảm thấy đói hoặc sức khỏe kém, ép buộc sẽ làm tăng mệt mỏi và sợ hãi, không kích thích sự thèm ăn. Hãy nhẹ nhàng khuyên bé ăn một ít và khen ngợi khi bé ăn.

Tránh ăn sát giờ đi ngủ: Ăn gần giờ đi ngủ có thể khiến bé buồn ngủ và không tập trung vào ăn uống, đồng thời gây áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến đầy bụng và khó tiêu. Đảm bảo bữa ăn cách giờ đi ngủ ít nhất 2 – 3 tiếng.

Thay đổi thực đơn thường xuyên: Để kích thích vị giác, hãy thay đổi thực đơn mỗi bữa với các món ăn đa dạng và cách trình bày hấp dẫn. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và ăn ngon miệng hơn.

Cải thiện hệ tiêu hóa: Nếu trẻ có vấn đề về tiêu hóa, hãy chọn sữa phù hợp và bổ sung probiotic như sữa chua hoặc men vi sinh để cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Nếu tình trạng không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp này, hãy đưa bé đến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn thêm.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top