Hà thủ ô là loài cây giúp làm đen tóc hiệu quả từ lâu đã được biết đến. Nhưng không dừng lại ở đó, đây còn là một thảo dược quý với nhiều công dụng hữu ích khác được ứng dụng trong những bài thuốc Đông y. Vậy cây Hà thủ ô có ưu điểm gì, tác dụng – công dụng ra sao? Hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
- Cây bình vôi – thảo dược quý của người Việt
- 10 lợi ích của ánh sáng mặt trời đối với sức khỏe của bạn
- Xu hướng sử dụng thuốc từ dược liệu trong tương lai
Thông tin Hà Thủ ô
Tổng quan về cây hà thủ ô
Tên gọi khác: Dạ giao đằng, thủ ô hay dạ hợp
Tên khoa học: Polygonum multiflorum Thunb, thuộc họ rau răm Polygonaceae
Có 2 loại chính: Hà thủ ô đỏ và hà thủ ô trắng.
Tuy nhiên, nếu để tính công dụng đối với sức khỏe con người thì chỉ có Hà thu đỏ là mang lại tác dụng tốt nhất hơn.
Cách nhận biết cây hà thủ ô
Đặc điểm của cây hà thủ ô
Là dây leo bằng thân quấn, sống nhiều năm.
Thân mềm, nhẵn, mọc xoắn vào nhau.
Rễ phình thành củ, màu nâu đỏ, củ trông giống củ khoai lang.
Lá so le, hình tim, đầu thuôn nhọn, dài 6 – 8cm, rộng 2 – 4cm, 2 – 5 gân xuất phát từ gốc lá, phủ lông tơ, có bẹ chìa mỏng, ngắn.
Hoa: mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chuỳ phân nhánh, lá bắc ngắn; hoa trắng, nhỏ nhiều, nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa.
Quả hình 3 cạnh, nhẵn bóng, 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh rộng.
Mùa hoa: tháng 9 -11. Mùa quả: tháng 11 – 2.
Phân bố
Dược sĩ Liên thông Cao đẳng Dược TPHCM cho biết Hà thủ ô là cây ưa sang, ưa khí hậu ẩm mát ở vùng cận nhiệt đới và nhiệt đới núi cao, rừng núi đá vôi. Cây mọc hoang ở các tỉnh miền núi từ Nghệ An trở ra. Tập trung chủ yếu là Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang ở vùng núi phía Bắc và phía Nam: Lâm Đồng, Đắc Lắc, Phú Yên, Bình Định.
Thu hái – chế biến
Củ hà thủ ô sau khi thu hái về phải được rửa sạch.
Sau loại bỏ bớt vị chát của hà thủ ô, người ta sẽ đem đi ngâm với nước vo gạo trong thời gian từ 12 – 24 giờ. Sau đó đem đi rửa lại thật sạch với nước và đem chế với đậu đen với tỉ lệ 1kg hà thủ ô và 100g đậu đen.( tỉ lệ 1:100)
Nấu Đậu đen nhừ và gạn lấy nước đậu, cho nước này vào để nấu hà thủ ô trong nhiều giờ đến khi hà thủ ô chín tới lõi.
Cuối cùng là vớt ra, đem thái mỏng và bỏ lõi, phơi thật khô.
Hà thủ ô khô thái lát
Bộ phận dùng: Rễ củ.
Thành phần hóa học:
Dược sĩ Cao đẳng Dược cho biết Cây có chứa 1,7% anthraglycosid, trong đó có emodin, physcion, rhein, chrysophanol. Ngoài ra, còn có chứa 1,1% protid, 45,2% tinh bột, 3,1% lipid, 4,5% chất vô cơ, 26,45g các chất tan trong nước, lecitin, rhaponticin (rhapontin, ponticin). Và chất Tanin
Tác dụng – Công dụng hà thủ ô :
Theo y học cổ truyền: Ngoài tác dụng làm đen tóc hiệu quả, thảo dược còn đem lại nhiều hiệu quả khác như:
+Nhuận tràng: Với thành phần Anthranoid, giúp làm khả năng tiêu hóa của dạ dày và ruột tốt hơn. Đồng thời, trong trường hợp bị đại tiện táo kết, tiêu hóa kém dùng thảo dược này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
+Bổ can thận: Nước thủ ô làm tăng hàm lượng đường glycogen tích lũy ở gan.khi uống đúng cách sẽ giúp can thận, âm hư và chữa trị tình trạng đau lưng, mỏi gối, yếu gân cốt… rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, tăng mỡ và cholesterol trong máu.
Công dụng của hà thủ ô với sức khỏe
+Tác dụng chữa bổ thần kinh: Trong thủ ô có chứa chất Lecitin, chất này có tác dụng tạo hồng cầu tốt hơn. Với phụ nữ khí hư bạch đới, kinh nguyệt không đều, thiếu máu… sử dụng sẽ rất tốt.
+ Giúp Ức chế trực khuẩn lao: Nếu nhiều người phân vân uống hà thủ ô có tác dụng gì thì đây chính là câu trả lời. Dùng nước sắc thảo dược này sẽ ức chế trực khuẩn lao hiệu quả.
+Tác dụng Chống oxy hóa: Thủ ô đỏ có tác dụng chống oxy hóa rất tốt, giúp da dẻ hồng hào và săn chắc.
+Chữa trị tóc bạc sớm: Thủ ô là một vị thuốc bổ huyết nên rất tốt cho những người bị tóc bạc sớm Đây là bài thuốc từ lâu đã được dân gian áp dụng và cho hiệu quả cao.
+Tác dụng tăng cường, bồi bổ sức khỏe: Bổ gan, thận, ích tinh huyết… là những tác dụng không thể không kể đến của hà thủ ô chế. Bên cạnh đó, nếu sử dụng đúng còn giúp tăng lực đối với tình trạng cơ thể suy yếu, hoa mắt, chóng mặt, suy nhược thần kinh, tim hồi hộp, mất ngủ …
+ Chữa trị bệnh ngoài da: Theo nghiên cứu, dùng hà thủ ô sẽ giúp điều trị viêm da mủ, bệnh lậu, bệnh nấm gavut ở chân, bệnh viêm và tăng lipid máu.
+ Hỗ trợ tốt cho tim mạch và tăng khả năng miễn dịch: Dùng thủ ô sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng xơ vữa động mạch, thúc đẩy quá trình sản sinh hồng cầu, tăng khả năng miễn dịch … và còn cải thiện hệ thống các tuyến nội tiết.
Dược liệu tốt cho tim mạch, tăng khả năng miễn dịch
+ Tác dụng Bổ máu, chữa các bệnh xương khớp: Thông thường, người ta sẽ dùng trà rễ hà thủ ô đỏ để làm tăng đường máu. Bởi trong rễ thảo dược này có tác dụng bổ máu, chữa thận suy, gan yếu, đau lưng mỏi gối, suy nhược thần kinh, ngủ kém … rất hiệu quả.
Theo y học hiện đại, hà thủ ô được nghiên cứu và đưa ra nhiều công dụng được ứng dụng trong phòng chống bệnh tật cho con người.
Một số bài thuốc chữa trị bệnh từ Hà thủ ô:
1. Chữa trị rụng tóc hoặc tóc bạc sớm:
Hà thủ ô chế, quy bản, bắc sa sâm, long cốt và bạch thược với lượng 12g/ vị.
đem sắc nước uống sẽ có dông dụng tăng cường khí huyết, loại bỏ chứng lo lắng, mất ngủ, huyết khô, râu tóc bạc sớm.
Dùng liên tục từ 2 – 3 tháng sẽ đạt hiệu quả, giảm tình trạng tóc bạc và rụng.
Dùng Hà thủ ô lấy lại mái tóc đen đơn giản và hiệu quả nhất
2. Chữa trị thiếu máu, mất ngủ, cơ thể suy nhược:
Hà thủ ô đỏ 4 – 6gr. Sắc uống ngày/1thang và uống 3 lần/ngày
Dùng liên tục 7 – 10 ngày sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.
3. Giúp Bổ can thận
Hà thủ ô chế 20g, ngưu tất , bạch linh , đương quy, phá cố chỉ và thỏ ty mỗi vị 12g.
Đem tán mịn các vị thuốc trên, luyện với mật ong làm viên hoàn.
Uống ngày 2 lần, 12g/làn. và chiêu bằng nước muối nhạt.
Bài thuốc có công dụng ích thận, cố tinh, trị thận yếu, đau nhức lưng và đầu gối, rất tốt đối với phụ nữ bị khí hư hay nam giới bị di tinh.
4.Chữa trị sốt rét bằng hà thủ ô
Hà thủ ô chế 16g, đương quy, trần bì, đảng sâm, gừng lùi mỗi vị 12g đem sắc nước uống.
5. Chữa sinh lý kém, thể lực giảm sút:
Dùng 4 – 6gr hà thủ ô đỏ mỗi ngày. Sắc uống, Uống liên tục 15 – 20 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
6. Trường hợp bị rối loạn tiền đình, cao huyết áp, mỡ máu:
Dùng 2 – 3gr mỗi ngày sắc uống để cải thiện tình trạng hiệu quả.
7. Trường hợp táo bón, sa búi trĩ:
Dùng khoảng 15gr hà thủ ô đỏ phối hợp với Đương quy và Vừng đen mỗi ngày.
Dùng sắc uống liên tục 5 – 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý khi dùng dược liệu Hà thủ ô:
Dược liệu Hà thủ ô mặc dù rất tốt nhưng trong quá trình sử dụng cần lưu ý những điều sau để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
• Khi bụng đói không nên uống thuốc vào buổi sáng để tránh gây kích ứng dạ dày.
• Không nên sử dụng cho những người mắc bệnh lý về đường huyết và huyết áp thấp.
• Người mắc các bệnh về gan nên tránh dùng dược liệu này.
• Phụ nữ có thai hoặc cho con bú thận trọng khi sử dụng, chỉ nên dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ
• Trong quá trình dùng nên kiêng các loại thực phẩm có tính cay nóng như: Ớt, hành tây, gừng, tiêu… Đồng thời, tránh ăn các món liên quan đến tiết động vật (tiết canh) và kị sắt.
Qua bài viết trên ta thấy Hà thủ ô là một dược liệu quý đối với sức khỏe. Ngoài tác dụng làm đen mượt râu tóc, nó còn quá nhiều những tác dụng và công dụng được hé lộ và đã được kể ra.
Tuy nhiên, Hà thủ ô cũng có nhiều điều cần lưu ý khi sử dụng đặc biệt cần kiêng kị những thức ăn có tiết động vật như món tiết canh dễ dẫn dến những bất lợi cho người sử dụng.
Bạn hãy cân nhắc giữa lợi ích của việc dùng hà thủ đô đỏ với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Nên cần tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này nhé./.
Nguồn caodangyduocpasteur.com.vn tổng hợp từ DsCKI. Nguyễn Quốc Trung