Nhật Bản là đất nước nổi tiếng với nhiều lễ nghi, quy tắc đặc trưng. Dưới đây là 10 quy tắc cơ bản nhất, Điều dưỡng viên cần biết để tránh phạm phải lỗi khó xử khi giao tiếp ở Nhật.
- Học Cao đẳng Điều dưỡng để có cơ hội làm việc và định cư tại nước ngoài
- Làm điều dưỡng viên tại Nhật với mức lương cực kỳ “hấp dẫn”
- Cao đẳng Điều dưỡng 2019 bắt đầu xét tuyển từ ngày nào?
Nhật Bản từ lâu đã được biết đến như là một đất nước rất coi trọng phục tục và lễ nghi, nhất là trong những nơi công cộng. Việc các Điều dưỡng viên từ Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản cũng phải học phong tục, tập quán là điều vô cùng cần thiết để tránh phạm phải các điều khó xử khi giao tiếp tại Nhật. Cùng tìm hiểu các quy tắc trong giao tiếp được các giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ để có được cách ứng xử tốt nhất nhé các bạn.
Kỹ năng cúi chào theo kiểu Nhật
Trước tiên nếu có dự định sang Nhật làm Điều dưỡng viên thì bạn hãy tìm hiểu kỹ năng cúi đầu chào của người Nhật. Người Nhật khi chào ai đó đều cúi mình, tuy nhiên còn tuỳ thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ mà các kiểu chào sẽ tương đối khác nhau. Cụ thể:
+ Kiểu khẽ cúi chào: Thân và mình chỉ cúi khẽ 15 độ. Áp dụng trong trường hợp gặp đồng nghiệp, bạn bè cùng trang lứa..
+Kiểu cúi chào bình thường: Thân mình cúi khoảng 30 độ áp dụng khi gặp ai đó lần đầu
+Kiểu cúi chào Saikeirei: Thân mình cúi 45 độ, áp dụng chỉ khi muốn thể hiện sự thành kính, biết ơn một ai đó.
Giao tiếp bằng mắt
Nguyên tắc thứ 2 đó là giao tiếp bằng mắt. Nếu như người Việt chúng ta có thể thoải mái nhìn thẳng vào mặt nhau bất kỳ lúc nào. Thì ở Nhật người ta lại coi đó là hành động bất lịch sự. Do vậy, khi phải giao tiếp với nhau, họ chỉ nhìn vào một vật trung gian nào đó như cavat, vai, nữ trang,…hạn chế tối đa việc nhìn thẳng.
Im lặng cũng là cách tôn trọng người khác
Người Nhật quan niệm im lặng hoặc nói ít hơn là một cách để tôn trọng người khác. Vì thế, trong các hoàn cảnh đặc biệt, khi câu chuyện không còn hứng thú họ sẽ im lặng để đối phương không phật ý.
Nói giảm nói tránh
Ngoài việc im lặng, người Nhật cũng rất chú trọng trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Họ không bao giờ từ chối một điều gì thằng thừng, hay nói “KHÔNG” trong mọi hoàn cảnh. Thay vì vậy, họ sẽ nói “điều này có vẻ khó” và đối phương vẫn hiểu được ngụ ý câu nói này.
Tích cực lắng nghe
Chia sẻ về kỹ năng này, Điều dưỡng viên Nguyễn Thị Thanh Hoa – Cựu sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TPHCM làm việc tại Nhật hơn 1 năm chia sẻ: Không chỉ tại Nhật, đây là kỹ năng rất cần thiết với ngành Điều dưỡng nói chung. Khi mà đặc trưng công việc vốn là chăm sóc, điều trị cho người già, người bệnh. Với một Điều dưỡng khi có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp chúng ta thấu hiểu được các nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của Bệnh nhân. Từ đó có phương pháp phù hợp để nâng cao công tác điều trị bệnh được tối ưu hơn.
Muốn đạt được kỹ năng này, bạn hãy cố gắng rèn luyện vốn tiếng Nhật thật tốt để có thể lắng nghe và hiểu hết những điều bệnh nhân nói.
Tiết chế cảm xúc vừa phải
Ở Nhật dù có bực bội, cáu giận hay stress trong công việc thì tuyệt nhiên họ cũng không thể hiện ra bên ngoài. Họ luôn cố gắng tạo ra không khí vui vẻ, thoải mái cho những người xung quanh. Vì vậy, hãy cố gắng tiết chế cảm xúc nếu cơ hội làm việc tại Nhật bạn nhé.
Lời khen
Cách đưa ra lời khen ở Nhật cũng là điều mà bạn cần cân nhắc. Khác với ở Việt Nam khi thấy ai đó có mái tóc đẹp bạn có thể khen “Mái tóc bạn thật đẹp”. Nhưng ở Nhật tốt nhất bạn nên nói: “Làm thế nào để có mái tóc đẹp như bạn”. Bởi khi bạn khen thẳng như vậy, người Nhật sẽ nghĩ rằng bạn đang chê bai theo kiểu đường vòng. Do vậy, trước khi muốn khen ngợi một người Nhật nào bạn phải thật sự để ý nhé.
Bữa ăn
Trong ăn uống ở Nhật, bạn chỉ cần ghi nhớ một số quy tắc cơ bản như sau:
- Không cắm đũa vào chén cơm và để lại, vì đây được xem là hành động chỉ diễn ra ở đám tang.
- Không cố gắng ăn hết phần thức ăn quá to cùng 1 lúc, hãy cắn một miếng và để phần còn lại xuống.
- Dùng đũa gắp phần cái trong chén soup ăn hết, sau đó mới nâng chén lên để uống nước dùng.
- Luôn ăn hết tất cả thức ăn được gia chủ mời.
Không được hỉ mũi nơi công cộng
Tại Nhật bất kỳ hành động hỉ mũi ở nơi cộng cộng đều bị xem là thô lỗ, bất lịch sự, ngay cả khi bạn dùng khăn tay thì cũng không nên.
Trên đây là một số những quy tắc ứng xử của các Điều dưỡng viên khi làm việc tại Nhật Bản. Để làm việc tốt tại một đất nước như Nhật Bản thì ngoài việc giỏi tay nghề, giỏi chuyên môn, cần mẫn, chăm chỉ mà các bạn cũng nên am hiểu văn hoá của nước họ. Đây là một trong những yếu tố cần thiết nhất để có thể làm việc thành công tại bất kỳ một đất nước nào, bao gồm cả Nhật Bản.