Các vết thương, vết rách trên da dù nhỏ hay lớn đều có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy, chăm sóc vết thương hở như thế nào là đúng cách.
Sử dụng nước tinh khiết hạt nước muối sinh lý 0.9% để xử lý vết thương hở
Dấu hiệu và triệu chứng của vết thương hở trên da
- Chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương, nếu vết thương động mạch có thể thấy máu chảy thành tia, vết thương động mạch và tĩnh mạch lớn gây mất máu cấp, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái sốc mất máu
- Đau hoặc khó chịu ở bề mặt da, da trầy xước, có thể lẫn đất cát hoặc dị vật
Những vết thương hở thường gặp
Các vết thương hở thường gặp có thể kể đến như:
- Các vết cắt bị gây nên bởi một vật sắc rạch vào da như dao, kéo,mảnh kính… có thể chảy máu nhiều nếu vết cắt ảnh hưởng đến các mạch máu nằm bên dưới đặc biệt là động mạch hoặc tĩnh mạch lớn. Thậm chí nhiều vết cắt lớn sâu vào tận dây thần kinh, xương, cắt lìa chi thể.
- Các vết rách da bờm xờm hoặc lởm chởm.
- Các vết trầy da xảy ra khi lớp bề mặt của da bị bào đi hoặc bị trầy xước do ma sát. Các vết trầy xước này thường rất đau vì chúng gây tổn thương các đầu mút thần kinh trên bề mặt da.
3 giai đoạn vết thương lành sẹo
- Giai đoạn 1: Có chảy máu và phản ứng viêm
- Giai đoạn 2: Phát triển tế bào hạt
- Giai đoạn 3: Tái tạo biểu bì và lành thương
Sự lành thương nhanh hay chậm, sự tạo sẹo xấu hay đẹp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
- Tính chất của vết thương, độ sâu, rộng, vị trí, độ sạch hay bẩn. Những vết thương nhỏ, nông, sạch dễ lành hơn vết thương to, sâu, bẩn.
- Khi rửa vết thương có thể dùng nước sạch, nước tinh khiết hạt nước muối sinh lý 0.9%, không nên dùng cồn để rửa vết thương. Các chất có tác dụng sát khuẩn để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000 cũng có thể dùng trong việc làm sạch vết thương.
Cũng theo giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, yếu tố dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc làm liền thương. Chú ý tăng đạm, vitamin trong chế độ ăn để nhanh tái tạo vết thương.
Cách chăm sóc vết thương hở tại nhà
- Chế độ nghỉ ngơi vận động hợp lý: khi có vết thương đặc biệt là các vết thương lớn bạn nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Các hoạt động có nguy cơ tác động tới vết thương nên được tránh. Vận động phù hợp với tình trạng vết thương.
- Thời gian đầu liền thương nên giữ cho vết thương khô không ẩm ướt. Khi đi tắm hoặc tiếp xúc với nước cần có biện pháp che chắn vết thương hợp lý tránh thấm nước.
- Khi tháo băng cần lưu ý làm ẩm băng cho mềm chứ không giật băng thô bạo gây chảy máu.
- Khi da lành cần được che chắn và bảo vệ tránh các tác động ánh nắng mặt trời, các tác động mạnh lên vết thương.
- Vệ sinh vết thương sạch sẽ tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Vết thương có chảy dịch hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng cần được đến cơ sở y tế để xử lý, tránh nhiễm trùng hoại tử.
- Vết thương có mủ khi rửa cần được loại bỏ mủ.
- Không bóc da, vảy khi vết thương mới liền.
- Không đắp các loại thuốc lá không rõ nguồn gốc lên da đang liền thường
Chế độ ăn trong giai đoạn đang chăm sóc vết thương hở
Nhằm thúc đẩy vết thương nhanh liền thì chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Một chế độ dinh dưỡng nhiều protein, sắt, axit folic, vitamin B12 rất cần thiết để tạo máu và liền thương. Các loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa là lựa chọn thích hợp. Tăng cường rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin
Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn