Tải mẫu đăng ký xét tuyển Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Thuốc Maalox và Maloxid, thuốc nào điều trị bệnh dạ dày hiệu quả?

Cập nhật: 15/05/2019 | Người đăng: nguyen yến

Maalox và Maloxid là hai loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh về dạ dày – tá tràng. Tuy nhiên vẫn có những sự nhầm lẫn về công dụng cũng như cách sử dụng của hai loại thuốc này.

Hình ảnh thuốc Maalox

Hình ảnh thuốc Maalox

Thông tin thuốc Maalox

–  Tác dụng:

Thuốc Maalox được chỉ định trong các trường hợp điều trị ngắn hạn và dài hạn các triệu chứng loét đường tiêu hóa, một số triệu chứng do tăng tiết acid dạ dày (chẳng hạn như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng khó tiêu do tăng acid); bệnh nhân bị tăng acid dạ dày do loét dạ dày, tá tràng; phòng và điều trị loét, chảy máu dạ dày tá tràng do stress; viêm dạ dày, ợ hơi ợ chua, nhiễm độc rượu, các trường hợp đau sau phẫu thuật, điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản; tăng phosphate máu;…

– Chống chỉ định đối với người bệnh mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc (nhất là mẫn cảm với nhóm nhôm hydroxyd); trẻ dưới 15 tuổi do có nguy cơ nhiễm độc nhôm cao, đặc biệt thận trọng đối với trẻ đang bị mất nước hay suy thận. Các bệnh nhân mắc glaucoma góc đóng, tắc ruột, liệt ruột, bệnh nhân suy gan suy thận nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc

– Cách sử dụng:

Trước khi sử dụng thuốc cần chú ý thông báo với bác sĩ những bệnh lý kèm theo, tuân thủ y lệnh điều trị cả về liều lượng và thời gian dùng thuốc

Điều trị loét dạ dày: Trẻ em: 5 – 15ml, hỗn hợp dịch nhôm hydroxid, 3 – 6 giờ/lần hoặc 1 – 3 giờ sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ.

Chú ý liều dùng phù hợp cho từng đối tượng người bệnh

Phòng chảy máu đường tiêu hóa theo chỉ dẫn của Dược sĩ Đạng Nam Anh – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur:

  •         Trẻ nhỏ: 2 – 5ml/liều, 1 – 2 giờ/lần.
  •         Trẻ lớn: 5 – 15ml/liều, 1 – 2 giờ/lần.
  •         Người lớn: 30 – 60 ml/liều, 1 giờ/lần.

Người lớn từ 16 tuổi trở lên:

–         Loét tiêu hóa và viêm dạ dày: uống 1-2 viên cách nhau mỗi 4h

–         Bệnh nhân tăng tiết acid dạ dày: uống sau ăn 1-2 viên

Sử dụng tối đa 6 lần/ngày, không quá 12 viên/ngày. Đặc biệt cần nhai kĩ viên thuốc càng lâu càng tốt để tăng hiệu quả hấp thu thuốc

Chú ý tránh trường hợp acid dạ dày quá thấp làm tăng nguy cơ loét dạ dày, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh liều lượng phù hợp để duy trì độ pH dạ dày >5.

Bệnh nhân mắc triệu chứng tăng phosphate máu:

  •         Trẻ em: 50 – 150 mg/kg/24h, chia làm nhiều liều nhỏ, 4 – 6 giờ/liều, liều dùng cần được điều chỉnh để phosphat huyết thanh ở mức bình thường.
  •         Người lớn: 500 – 1800 mg, 3 – 6 lần/ngày, uống vào giữa các bữa ăn và khi đi ngủ, thời điểm mang lại hiệu quả tốt nhất là uống vào bữa ăn hoặc trong vòng 20 phút sau khi ăn.

Để kháng acid: Người lớn uống 30ml, hỗn hợp dịch nhôm hydrocid, khoảng 1 – 3 giờ sau khi ăn và trước khi đi ngủ.

– Tác dụng phụ và lưu ý: thuốc có thể làm khởi phát tình trạng rối loạn nhu động ruột. Trường hợp dùng liều cao dài ngày có thể gây mất phosphor do thuốc chứa nhôm. Chống chỉ định trong trường hợp không dung nạp fructose, hội chứng kém hấp thu glucose hoặc galactose.

Maloxid - Thuốc trị bệnh dạ dày hiện nay

Maloxid – Thuốc trị bệnh dạ dày hiện nay

Thuốc trị bệnh dạ dày Maloxid

Maloxid thuộc nhóm kháng acid dạ dày và được chỉ định trong các trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng, các bệnh lý tiêu hóa do tăng tiết acid dịch vị,đồng thời thuốc hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm đường ruột

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc như:

  •         Dị ứng với các thành phần của thuốc, biểu hiện như sốt phát ban, buồn nôn,…
  •         Đau bụng râm ran hoặc dữ dội, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, mù màu,…
  •         Người suy giảm chức năng thận bị tăng magnesi huyết khi dùng thuốc.
  •         Dùng quá liều hoặc sử dụng Maloxid dài ngày làm hấp thu phosphate kém dẫn đến nguy cơ bị xốp và loãng xương.

Đặc biệt, thuốc Maloxid chống chỉ định với một số trường hợp bệnh nhân bị suy thận nặng hay mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bệnh có vấn đề nghiêm trọng về gan hoặc người bệnh suy tim.

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần nhớ trình bày với bác sĩ điều trị về bệnh lý bạn đang có và những chú ý khi dùng thuốc để tránh tình trạng tăng nặng bệnh đang có.

Lưu ý: Những thông tin được cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo và không có giá trị chẩn đoán và liều dùng thay đơn của bác sĩ, bệnh nhân cần được sự tư vấn trước khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả cao nhất

Nguồn: caodangyduocpasteur.com.vn

Thông tin hữu ích khác
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây lan nhanh chóng Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào? Cách phòng tránh hiệu quả Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Đau mắt đỏ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không chăm sóc đúng cách, bệnh có thể lây lan nhanh chóng và […] Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Gợi ý cách nằm tốt cho người đau dạ dày và các tư thế nên tránh Đau dạ dày tái phát thường xuyên không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống. Bên cạnh việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tư thế nằm phù hợp có thể giúp giảm đau và hỗ trợ tiêu […] Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị Phát ban da là tình trạng phổ biến, do nhiều nguyên nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, virus, bệnh tự miễn hoặc viêm da cơ địa. Tuy không trực tiếp gây hại sức khỏe, nhưng nếu không điều trị đúng cách, nó có thể kéo dài và gây khó chịu. […] Ánh nắng mặt trời có thể gây viêm da tiếp xúc ánh sáng Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Cảnh báo tổn thương da từ tia cực tím Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết. Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Ánh nắng mặt trời chứa tia cực tím (UV) – không chỉ gây sạm da, ung thư da mà còn có thể kích hoạt viêm da […] Người bị giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp Giãn tĩnh mạch có đi bộ được không? Những điều cần biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết. Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Người bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường băn khoăn không biết nên lựa chọn hình thức vận động nào phù hợp, đặc biệt là […] Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi có kèm phát ban không? Triệu chứng nhận biết Sốt siêu vi là bệnh lý phổ biến, đặc biệt dễ xuất hiện khi thời tiết giao mùa hoặc thay đổi đột ngột. Việc nhận biết chính xác các dấu hiệu của sốt siêu vi đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và chăm sóc người bệnh. […] Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi Tiêu chảy cấp ở trẻ: Nguyên nhân phổ biến và cách chăm sóc Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời. Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Tiêu chảy cấp khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng. Nếu không được can thiệp kịp […] Sốc nhiệt có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng Sốc nhiệt là gì? Cách nhận biết và xử lý kịp thời Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách. Phương pháp sử dụng yến mạch có lợi cho sức khỏe. Trong những ngày hè nắng nóng gay gắt hoặc khi vận động mạnh trong môi trường nóng ẩm, cơ thể rất dễ gặp tình […] Bổ Sung Viên Sắt Cho Phụ Nữ Mang Thai Viên sắt cho phụ nữ mang thai: tác dụng và cách sử dụng đúng cách Giữ sức khỏe ổn định trong thai kỳ rất quan trọng. Việc bổ sung viên sắt cho phụ nữ mang thai giúp vận chuyển oxy và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Cùng tìm hiểu lợi ích và cách sử dụng hiệu quả. 1. Nguy cơ tiềm ẩn […]