Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

Thuốc điều trị các bệnh về mắt thường gặp trong mùa mưa lũ

Đau mắt đỏ và viêm bờ mi là các bệnh thường xuất hiện trong mùa mưa lũ do thiếu nước sạch. Vậy nên chuẩn bị những loại thuốc nào để điều trị các bệnh này?

1. Điều trị đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ

Ban cố vấn Cao đẳng Y Dược TPHCM –  trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và chia sẻ:

Đau mắt đỏ có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus phát triển, cùng với nguồn nước dễ bị ô nhiễm, khiến bệnh dễ bùng phát thành dịch. Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, cần phải khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hay virus. Dựa trên kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

1.2 Thuốc điều trị đau mắt đỏ

Tuy nhiên, trong điều trị đau mắt đỏ, thường sử dụng các loại thuốc sau:

<center><em>Đau mắt đỏ thường gặp sau mùa mưa lũ/em></center>
Đau mắt đỏ thường gặp sau mùa mưa lũ

Nước muối sinh lý: Được dùng để rửa mắt thường xuyên, giúp loại bỏ virus và vi khuẩn gây bệnh, đồng thời làm dịu mắt. Chọn loại nước muối sinh lý dành cho mắt, thường có hình đôi mắt trên bao bì để dễ nhận biết.

Kháng sinh: Dạng nhỏ hoặc mỡ, chỉ sử dụng khi đau mắt đỏ do vi khuẩn. Một số loại kháng sinh tra mắt như Tobramycin, Ofloxacin, Oflovid…

Thuốc tra mắt chứa corticoid: Cần cẩn trọng khi sử dụng corticoid tra mắt và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Nước mắt nhân tạo: Được sử dụng để làm ẩm bề mặt kết mạc và giác mạc, thay thế nước mắt tự nhiên.

Thuốc hỗ trợ liền sẹo giác mạc: Các thuốc tra mắt chứa vitamin, nandrolon, acetylcystein, và nucleosit giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương giác mạc, tăng cường tái tạo biểu mô giác mạc hoặc chống lại men collagenaza. Một số thuốc thông dụng bao gồm Vitamin A, Vitamin B12, Amicic, Ophtasiloxane…

1.2. Phòng ngừa đau mắt đỏ

Phòng ngừa đau mắt đỏ thường đơn giản hơn so với việc điều trị. Cô Trương Thị Thanh Nga giảng viên tại Cao đẳng điều dưỡng tphcm chia sẻ biện pháp phòng ngừa cơ bản bao gồm:

Rửa và nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lý, đồng thời đeo kính và khẩu trang khi ra ngoài.

Rửa tay thường xuyên và tránh dùng tay dụi vào mắt.

Không dùng chung khăn rửa mặt, chậu rửa, và đặc biệt là lọ thuốc nhỏ mắt.

Không chia sẻ lọ thuốc nhỏ mắt với người khác.

Tránh đi bơi trong thời gian có dịch.

<center><em>Dùng thuốc nhỏ mắt theo hướng</em></center>
Dùng thuốc nhỏ mắt theo hướng

2. Điều trị viêm bờ mi mắt

2.1. Viêm bờ mi mắt gây ra các triệu chứng khó chịu

Ngứa mí mắt, chảy nước mắt nhiều, đỏ, nóng rát trong mắt, và sưng tấy đỏ bờ mi.

Mí mắt hoặc lông mi có cảm giác cộm, đóng vảy hoặc dính vào nhau, mí mắt tiết dịch nhờn.

Nhạy cảm với ánh sáng, suy giảm thị lực, và mắt có thể nhìn mờ hơn.

<center><em>Viêm bờ mi gây sưng, ngứa mi mắt...</em></center>
Viêm bờ mi gây sưng, ngứa mi mắt…

2.2. Điều trị

Các thuốc điều trị: Cần thăm khám để xác định nguyên nhân và mức độ bệnh. Thông thường, điều trị bao gồm các phương pháp sau:

Nước muối sinh lý: Dùng dung dịch nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mắt. Nước muối giúp loại bỏ dịch bẩn hoặc mủ tích tụ và ngăn ngừa sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Có thể làm ấm dung dịch nước muối, sau đó đắp gạc y tế lên mắt và nhỏ thuốc lên gạc. Giữ nguyên trong khoảng 5 phút rồi lau sạch. Thực hiện từ 3 đến 5 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Thuốc kháng sinh: Viêm bờ mi cấp tính có thể điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh như bacitracin, polymyxin B, hoặc erythromycin.

Thuốc kháng virus: Đối với viêm bờ mi cấp tính do virus, kháng sinh không có tác dụng; bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus. Ví dụ, acyclovir được sử dụng cho viêm bờ mi do herpes simplex, trong khi famciclovir hoặc valacyclovir được chỉ định cho viêm bờ mi do varicella zoster.

Thuốc chống viêm hoặc điều chỉnh hệ miễn dịch có thể được sử dụng để điều trị viêm bờ mi. Tuy nhiên, chúng cần được bác sĩ kê đơn để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top