Thứ Hai – Chủ Nhật: 7:00 – 18:00

THỰC HIỆN NGAY 5 BIỆN PHÁP NÀY ĐỂ NGĂN NGỪA CÚM MÙA

Thời điểm giao  mùa, thời tiết thất thường làm giảm sức đề kháng, dễ gây cúm mùa. Để bảo vệ sức khỏe, hãy thực hiện ngay 5 biện pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm.

Cúm mùa và những điều cần biết

Cô Thanh Nga, điều dưỡng, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ:

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra, thường xuất hiện theo mùa. Triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau họng, sổ mũi, đau cơ và mệt mỏi.

Có ba loại virus cúm: A, B và C. Trong đó, cúm A là loại nguy hiểm nhất với nhiều chủng khác nhau như A(H5N1), A(H3N2) và A(H1N1). Cúm B chỉ có một chủng duy nhất, còn cúm C gây bệnh tương tự cảm lạnh thông thường.

Virus cúm lây lan chủ yếu qua các giọt bắn nhỏ từ mũi và miệng của người nhiễm khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể tồn tại trên bề mặt và lây lan khi người khác chạm vào và đưa tay lên mũi hoặc miệng.

Dù nhiều người có thể khỏi cúm mà không cần điều trị, bệnh vẫn có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, và viêm não – màng não. Cúm đặc biệt nguy hiểm cho trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai, và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bệnh cúm giai đoạn toàn phát có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau
Bệnh cúm giai đoạn toàn phát có thể xuất hiện nhiều triệu chứng khác nhau

Biểu hiện của bệnh cúm

Bệnh cúm có thể khó xác định chính xác loại virus gây ra. Tuy nhiên, cúm thường trải qua bốn giai đoạn chính với các triệu chứng đặc trưng:

Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 24 đến 48 giờ, có thể lên đến 72 giờ. Trong giai đoạn này, virus đã xâm nhập vào cơ thể nhưng chưa gây triệu chứng rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát: Trong 24 giờ đầu, bệnh nhân thường sốt cao đột ngột, có thể kèm theo rét run. Các triệu chứng khác bao gồm mệt mỏi, đau nhức cơ, đau đầu, và ho khan không có đờm.

Giai đoạn toàn phát: Đây là giai đoạn có các triệu chứng rõ ràng:

Nhiễm khuẩn: Chán ăn, mạch nhanh, sốt cao liên tục, có thể chảy máu cam và nước tiểu vàng.

Triệu chứng hô hấp: Ho khan, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và chảy nước mắt.

Đau nhức cơ thể: Đau cơ bắp toàn thân, đặc biệt là vùng ngực, thắt lưng và chân, đau đầu. Ho có thể làm đau tăng lên.

Biểu hiện viêm: Có thể gặp khó thở, ho, khàn tiếng, hoặc ho khan.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm tiêu chảy nhẹ hoặc rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp, viêm cơ tim, viêm đa rễ thần kinh, viêm phổi, và trong trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến liệt nửa người.

Giai đoạn hồi phục: Nếu không có biến chứng nghiêm trọng, bệnh thường tự khỏi trong 2 – 5 ngày.

Cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng (ảnh minh họa)
Cúm có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng (ảnh minh họa)

5 cách phòng tránh cúm mùa

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trong mùa cúm, chia sẻ với sinh viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cô Thanh Nga cho biết hãy thực hiện năm biện pháp phòng ngừa sau:

Tiêm phòng: Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình. Vắc-xin giúp cơ thể phát triển hệ miễn dịch chống lại các chủng virus cúm phổ biến trong năm.

Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn. Tránh chạm vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hạn chế tiếp xúc gần với người bị cúm. Nếu bạn bị cúm, hãy ở nhà để tránh lây lan cho người khác.

Vệ sinh môi trường sống: Làm sạch và khử trùng các bề mặt tiếp xúc nhiều như tay nắm cửa, bàn làm việc và điện thoại. Virus cúm có thể tồn tại trên các bề mặt này, vì vậy việc vệ sinh thường xuyên là rất cần thiết.

Tăng cường sức đề kháng: Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress để củng cố hệ miễn dịch. Một cơ thể khỏe mạnh giúp chống lại bệnh tật hiệu quả.

Các biện pháp này không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc cúm mà còn bảo vệ những người xung quanh, góp phần kiểm soát sự lây lan của bệnh.

Nguồn: Tin y tế – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC PASTEUR TUYỂN SINH TPHCM

VPTS - ĐT Quận Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 – 09.6295.6295
VPTS - ĐT Quận Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 - 0788.913.913

Gặp Tư vấn

Top